Khám phá 7 điều lý thú chỉ có ở Nhật Bản
Bát Kỳ đại xà Orochi - Quái vật đình đám trong thần thoại Nhật Bản đã bị tiêu diệt như thế nào? / Tại sao khi mặc Kimono, phụ nữ Nhật Bản cần thắt một chiếc "gối" sau lưng? - Tiết lộ bí mật của người mặc
Kênh dẫn nước thả cá koi: Đến thành phố Shimabara, bạn sẽ thấy kênh dẫn nước trong vắt thả đầy cá koi, một loài cá cảnh đắt đỏ. Điều này bắt nguồn từ năm 1792, khi hoạt động của núi lửa Unzen khiến nước suối chảy qua nơi là thành phố ngày nay. Nước sạch đến mức vào năm 1978, chính quyền quyết định thả cá koi xuống kênh dẫn nước dài 100 m. Đây là loài cá chỉ có thể sống trong nước tinh khiết, chứng tỏ độ sạch của nước tại khu vực này. Ảnh: Kyushu&Tokyo.
Bồn rửa tay trên toilet: Nhiều toilet ở Nhật Bản có bồn rửa tay gắn trên bình nước của bồn cầu. Người sử dụng có thể rửa tay bằng nước sạch, sau đó lượng nước này sẽ chảy xuống bình của bồn cầu, sử dụng để xả toilet. Đây là một cách đơn giản để tiết kiệm nước. Ảnh: Japaninfo.
6.000 nắp cống được trang trí bắt mắt: Người Nhật đã biến những chiếc nắp cống thành tác phẩm nghệ thuật để du khách check-in. Hàng nghìn thiết kế khác nhau đem lại cho bạn khám phá thú vị. Mỗi khu vực, mỗi cộng đồng đều có các nắp đặc biệt mô tả văn hóa địa phương, không thể tìm thấy ở đâu khác. Ảnh: Juiceonline.
Bản đồ điện tử ở nhà vệ sinh: Một số nhà vệ sinh ở Nhật Bản có bản đồ điện tử, cho người dùng biết buồng nào đang có người dùng, và buồng nào là dạng xí bệt hay xí xổm. Điều này giúp người dùng không phải kiểm tra xem phòng nào còn trống, nhất là khi cửa đóng. Ảnh: Buzzfeed.
Kem lâu chảy: Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên liệu giúp kem không chảy quá nhanh - polyphenol dâu tây. Tên loại kem này là Kanazawa Ice, được bán ở một số nơi tại Nhật. Chúng có thể giữ hình dạng của mình trong nhiều tiếng liền. Ảnh: Wabisabinavi.
"Tắm chân": Một dạng suối nước nóng phổ biến ở Nhật là ashiyu - ngâm chân, thường là miễn phí hoặc có giá rất rẻ. Chúng được bố trí dọc đường, tại các trạm dừng... ở những khu có nhiều suối nước nóng. Hình thức này vừa đem lại trải nghiệm thư giãn, vừa tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Ảnh: Amayori.
Hoa quả đắt hơn vàng: Những loại quả đắt đỏ được xem như món hàng hiệu ở Nhật Bản, thể hiện đẳng cấp của người mua. Chúng có giá từ hàng trăm đến hàng chục nghìn đôla một quả như dưa Yubari, dưa vuông, nho Ruby Roman, xoài... Việc trồng và chăm sóc những loại quả này là một quá trình khó khăn, tốn nhiều công sức của người nông dân. Chúng cũng có vị ngon khác biệt, nên có mức giá đắt đỏ là điều có thể hiểu được. Ảnh: SCMP.
End of content
Không có tin nào tiếp theo