Quốc tế

Khinh hạm tàng hình Ấn Độ ghé Việt Nam có gì đặc biệt?

Khinh hạm tàng hình Ins Sahyadri của Ấn Độ được coi là 'Khinh hạm tốt nhất năm 2018' ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào cuối tháng 10.

Thông tin được Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam xác nhận, một tàu hải quân của nước này ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ ngày 29/10 tới ngày 1/11. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong khuôn khổ của chuyến thăm, Hải quân Ấn Độ sẽ chào xã giao và tiếp xúc với các lãnh đạo đại diện Chính phủ Việt Nam, mở cửa tàu Ins Sahyadri cho khách thăm qua và giao lưu thể thao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khinh hạm Ins Sahyadriđược Ấn Độ đóng theo lớp Shivalik và là một trong những khinh hạm mạnh nhất, hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Ấn Độ hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khinh hạm tàng hình Ins Sahyadri được Hải quân Ấn Độ đặt lườn đóng mới từ năm 2003, bắt đầu được hạ thủy vào năm 2005 nhưng thời gian hoàn thiện kéo dài tới 7 năm và phải tới năm 2012 mới được nhập biên chế lực lượng này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khinh hạm tàng hình này có độ giãn nước tối đa 6200 tấn, chiều dài 142 mét và có lường rộng 16,9 mét. Tàu có công suất tổng cộng 33,600 mã lực cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 32 hải lý tương đương 59 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ins Sahyadri có số lượng thủy thủ đoàn tổng cộng 257 người trong đó có 35 sĩ quan chỉ huy. Tàu được trang bị một loạt các hệ thống radar, cảm biến hiện đại kèm theo đó là thiết kế vỏ giúp giảm thiểu tối đa khả năng bị radar đối phương phát hiện ra. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đặc biệt, Ins Sahyadri có hệ thống giếng phóng tên lửa tương thích với tên lửa Barak 1 do Israel thiết kế. Tổng cộng trên tàu Ins Sahyadri có 32 giếng phóng tên lửa đất đối không loại này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, tàu còn có hệ thống hỏa lực bao gồm 24 tên lửa Shtil-1 đối hạm tầm trung, 8 ống phóng tên lửa hành trình đối hạm Klub, 1 hải pháo 76mm và 2 pháo cao tốc AK-630. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong nửa năm trở lại đây, tàu Ins Sahyadri được Hải quân Ấn Độ cử làm nhiệm vụ ở khu vực biển Châu Á Thái Bình Dương. Trong các tháng 6, tháng 7/2019 tàu đã ghé thăm cảng Busan của Hàn Quốc và cảng Vladivostok của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo