Quốc tế

Kho đạn của Mỹ ở Syria chứa những gì khiến Washington phải ném bom tiêu hủy?

Mỹ đã điều 2 máy bay F-15 ném 10 quả bom xuống Nhà máy xi măng Lafund tại Syria – kho đạn lớn nhất của Mỹ và đồng minh. Giới chuyên gia Nga, Trung Quốc cho rằng đây là hành động nhằm 'thị uy' Nga, 'cảnh cáo' Thổ Nhĩ Kỳ và tiêu hủy toàn bộ các bí mật của Mỹ ở Syria.

Ngày 17/10, theo Washington Post, phát ngôn viên Quân đội Mỹ, Đại tá Kirkins cho biết, ngày 16/10, Mỹ đã cho hai máy bay chiến đấu F-15 thực hiện không kích một số mục tiêu được xác định trước ở Syria, trong đó có Nhà máy xi măng Lafund tại Syria, đây là kho đạn lớn mà liên quân do Mỹ dẫn đầu để lại sau khi rút quân.

Mục tiêu không kích là tiêu hủy đạn dược và giảm tối đa các tính năng quân dụng của những kho đạn này. Mỹ đã thả 10 quả bomvào xưởng xi măng. Sau đó Mỹ tiếp tục điều động 1 máy bay không người lái đến trinh sát kết quả của cuộc ném bom.

Mỹ đã thả 10 quả bom để phá hủy hoàn toàn kho đạn của mìnhở xưởng xi măng Lafund tại Syria. Nguồn: Sohu

Từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria, Mỹ không có cách nào vận chuyển an toàn đạn dược của mình, do đó, để đề phòng liên quân Nga – Syria khống chế các kho đạn này, Bộ Chỉ huy của Mỹ đã hạ lệnh ném bom hủy diệt các kho đạn. Mặc dù Mỹ chỉ bố trí ở Bắc Syria khoảng 1.000 quân, nhưng quy mô những kho đạn của Mỹ ở khu vực này lại đặc biêt lớn, đủ để cho 1 sư bộ binh chiến đấu.

Cùng với đó, những vũ khí trang bị của Mỹ ở trong các kho đạn này cũng rất tiên tiến, thậm chí có cả tên lửa phòng không vác vai, tên lửa chống tăng, một khi các vũ khí này bị liên quân Nga – Syria thu được, sẽ gia tăng khả năng sát thương đối với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy Mỹ bày tỏ thái độ phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd, nhưng trên danh nghĩa là đồng minh, Mỹ không mong muốn những kho đạn của mình rơi vào tay liên quân đối phó Thổ Nhĩ Kỳ.

Kho đạn của Mỹ chứa các loại vũ khí, đạn dược hiện đại. Nguồn: Sohu

Theo đánh giá của truyền thông Trung Quốc, việc Mỹ điều máy bay oanh tạc các mục tiêu trong lãnh thổ Syria nhằm “thị uy” Nga và cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi khu phố Manbij, Quân đội Nga đã nhanh chóng tiếp quản khu vực này, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường xuyên trong khu vực và thiết lập khu vực cấm bay được bảo vệ bởi máy bay chiến đấu Su 35, tuy nhiên, Quân đội Mỹ đã phớt lờ khu vực cấm bay của Nga và điều động máy bay F-15 trực tiếp đột nhập, tấn công mục tiêu.

Hiện, Quân đội Nga chưa đưa ra tuyên bố nào về các cuộc không kích của Mỹ. Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Mỹ rút quân, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện thái độ “không để Mỹ vào trong mắt”. Ngoài ra, trong các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ gần căn cứ của Mỹ ở Bắc Syria trước đây, lực lượng pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công vào cơ sở của Mỹ và coi đây là hành động “ngộ thương đồng minh”. Sau khi điều tra, phía Mỹ kết luận rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố tình nhằm vào các cơ sở của Mỹ, nhằm buộc Mỹ rút khỏi Syria.

Hành động ném bom của Mỹ nhằm “thị uy” Nga

và “cảnh cáo” Thổ Nhĩ Kỳ?Nguồn: Sohu

Trên thực tế, hành động lần này của Mỹ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành “ngư ông đắc lợi”. Syria sau nhiều năm nội chiến đã làm mất đi ngành công nghiệp quân sự, các loại đạn dược đều mua từ Nga và Iran, lực lượng Chính phủ Syriachống lại cuộc tấn công của Thổ Nhĩ ở Bắc Syria đang trong tình trạng không đủ đạn dược, việc Mỹ tiêu hủy các kho đạn của mình đã làm mất đi hy vọng phát động một cuộc phản kích quy mô lớn của lực lượng Chính phủ Syria.

Do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm ưu thế khống chế, tuyến tiếp tế của quân Chính phủ Syria rất dễ bị gián đoạn, thời gian tới nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng, trong khi đó, lực lượng của Nga tại Syria lại tương đối ít nên không có biện pháp cung cấp vũ khí đạn dược cho quân Chính phủ Syria.

Nga cho rằng, trong kho đạn của Mỹ đã không còn đạn và hành động ném bom nhằm “hủy thi diệt tích”. Nguồn: Sohu

Một số chuyên gia Nga cho rằng, trong các kho đạn của Mỹ ở Syria đều không còn đạn dược, việc Mỹ oanh tạc các kho đạn đó chỉ là hành động “hủy thi diệt tích” nhằm che giấu các “bí mật” của Mỹ ở Syria.

Theo thông tin tình báo của Nga, quân đội Mỹ đã nhiều lần gửi vũ khí và đạn dược cho phe đối lập Syria và thậm chí các tổ chức cực đoan. Trong quá trình tiêu diệt các phần tử chống đối của liên quân Nga – Syria, Nga đã phát hiện ra lượng lớn vũ khí đạn dược bao gồm cả tên lửa chống tăng của Mỹ trong tay các lực lượng này. Không loại trừ trường hợp, trước khi oanh tạc các kho đạn, Mỹ đã bí mật bán đạn dược cho các cựu đồng minh của mình, trong đó có lực lượng người Kurd, và để đề phòng cơ quan điều tra của Lầu Năm Góc phát hiện, Mỹ đã ngay lập tức tiêu hủy kho đạn.

Tuy nhiên, nguồn tin cũng thừa nhận rằng, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ, phá hủy một số cơ sở quân sự có giá trị cao để không tạo thuận lợi cho đối thủ cũng là một hành động phù hợp.

Theo thông báo của Đại tá Kirkins, 1.000 binh lính Mỹ rút từ Syria đến Iraq và Jordan để tiếp tục nhiệm vụ. Sau khi Nga tiếp quản thành phố Manbij thì việc Mỹ muốn quay trở lại Syria trong tương lai là “ảo tưởng” và các lực lượng vũ trang người Kurd cũng đã hoàn toàn “vỡ mộng” với Mỹ. Các nhóm vũ trang mà Mỹ đã hỗ trợ, huấn luyện bài bản ở Syria đều chống lại Mỹ và điều này làm cho Washington lãng phí hàng tỷ USD.

Theo Đức Trí/Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo