Quốc tế

Kinh tế toàn cầu đang bấp bênh và hướng tới sự tăng trưởng chậm lại

Dự báo trên được đưa ra bởi hai định chế tài chính và kinh tế lớn là Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Clip: X-47B – Cách người Mỹ tạo ra định nghĩa mới về UACV / Clip: Chốt phòng thủ vững chắc Goalkeeper trên chiến hạm Hải quân NATO

Nềnkinh tế toàn cầuđang ở trong tình trạng bấp bênh và hướng tới một sự tăng trưởng chậm lại đáng kể vào cuối năm nay, khi việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đã bắt đầu cho thấy những tác động. Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới công bố của Ngân hàng Thế giới,tăng trưởng toàn cầuđược dự đoán sẽ giảm tốc xuống mức 2,1% trong năm nay và sẽ có sự suy giảm đáng kể trong nửa cuối năm nay. Tốc độ tăng trưởng này tương ứng với mức từng ghi nhận trong cuộckhủng hoảng tài chính năm 2008.

WB cũng đã hạ triển vọng đối với gần như tất cả các nền kinh tế phát triển và cắt giảm dự báo tăng trưởng cho 70% thị trường mới nổi.

Ông Ayhan Kose - Chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định: "Đối với các nền kinh tế đang phát triển, tăng trưởng yếu đương nhiên dẫn đến triển vọng thu nhập thấp hơn. Đến cuối năm 2024, 30% các nền kinh tế ở thị trường mới nổi và đang phát triển sẽ có thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch vào năm 2019. Nhiều nền kinh tế trong số này sẽ không bắt kịp về mặt thu nhập với các nền kinh tế phát triển".

Kinh tế toàn cầu đang bấp bênh và hướng tới sự tăng trưởng chậm lại - Ảnh 1.

WB cảnh báo, tăng trưởng toàn cầu thậm chí có thể yếu hơn dự đoán nếu căng thẳng ngân hàng trở nên tồi tệ hơn hoặc lạm phát đủ dai dẳng để thúc đẩy lãi suất cao hơn dự kiến.

Lãi suất cao hơn là một vấn đề đối với các thị trường mới nổi vốn đã quay cuồng với những cú sốc chồng chéo của đại dịch và ảnh hưởng của xung đột Nga -Ukraine. Chúng khiến các nền kinh tế đó gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán các khoản vay nợ bằng USD. Những yếu kém về tài chính đã đẩy nhiều quốc gia có thu nhập thấp vào cảnh túng quẫn vì nợ nần.

"Tình hình nợ ngày càng trở nên tồi tệ hơn xét về khả năng trả nợ của các nền kinh tế đang phát triển, lãi suất đã tăng lên đáng kể. Chính vì thế, các điều kiện tài chính thậm chí còn thắt chặt hơn ở cấp độ toàn cầu. Vì vậy, từ năm 2000 đến 2019, chúng ta chỉ thấy 19 quốc gia bị vỡ nợ, nhưng kể từ năm 2020 đến nay, chúng ta đã ghi nhận 14 quốc gia vỡ nợ. Một cuộc khủng hoảng nợ thực sự đang diễn ra", ông Ayhan Kose nói.

Dù có phần lạc quan hơn nhưng Báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất của OECD cũng dự báo tăng trưởng GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chỉ đạt 2,7% trong năm nay và 2,9% vào năm 2024. Cả hai con số này đều dưới mức trung bình 3,4% trong 7 năm trước đại dịch.

Ông Mathias Cormann - Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng: "Rủi ro vẫn còn đó - chúng ta có những thách thức chính sách đáng kể phía trước. Có sự không bất định gây ra bởi tác động toàn cầu của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và cả những căng thẳng địa chính trị khác. Châu Âu đã tránh được tình trạng thiếu khí đốt vào mùa đông năm nay và sự gián đoạn lớn trên thị trường dầu mỏ đã không xảy ra, nhưng chúng ta vẫn cần phải cảnh giác, vì một số điều kiện thuận lợi giúp giảm nhu cầu năng lượng trong năm qua, chẳng hạn như mùa đông ôn hòa ở châu Âu có thể sẽ không lặp lại vào năm tới".

Kinh tế toàn cầu đang bấp bênh và hướng tới sự tăng trưởng chậm lại - Ảnh 2.

Cũng theo báo cáo của OECD, các đợt tăng giá trước đây đang ngày càng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ở thị trường tài chính và bất động sản, nhưng tác động đầy đủ của chúng sẽ chỉ xuất hiện vào cuối năm nay và năm sau. Chưa thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của tác động đó, còn lạm phát thì vẫn có thể tiếp tục dai dẳng hơn dự kiến.

 

Sự cần thiết phải cải cách nền tài chính toàn cầu

Với các điều kiện tín dụng toàn cầu ngày càng hạn chế, cứ 4 thị trường mới nổi thì có 1 thị trường đã mất khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu quốc tế. Dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế này trong năm 2023 thấp hơn một nửa so với một năm trước, khiến các nền kinh tế rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc bổ sung. Các chuyên gia nhận định, cần phải cải cách nền tài chính toàn cầu, giảm gánh nặng nợ cho các nước đang phát triển và thị trường mới nổi.

Ông Ayhan Kose - Chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Thế giới (WB) phân tích: "Những thách thức tài chính ở các quốc gia có thu nhập thấp là rất lớn và kéo dài. Dù xét theo khía cạnh doanh thu hay chi tiêu, bạn đều sẽ thấy những thách thức dai dẳng. Về doanh thu, doanh thu chỉ chiếm 20% GDP, tình trạng đó đã duy trì trong suốt thập kỷ qua. Các nền kinh tế này cần mở rộng cơ sở doanh thu, áp lực chi tiêu ngày càng tăng, họ cần phân bổ ngân sách nhiều hơn cho giáo dục, y tế để đạt được tiến bộ trong các mục tiêu phát triển. Và họ không thể làm điều đó vì không gian tài khóa hẹp. Những thách thức tài chính này lại dẫn đến tình hình tài chính yếu hơn và chuyển thành những vấn đề nợ lớn hơn".

Kinh tế toàn cầu đang bấp bênh và hướng tới sự tăng trưởng chậm lại - Ảnh 3.

Ông Mathias Cormann - Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): "Một bước quan trọng sẽ là chuyển từ chính sách hỗ trợ tài chính rộng rãi sang các biện pháp hỗ trợ tài chính có mục tiêu. Giá năng lượng giảm từ mức cao nhất vào năm 2022 và các đợt tăng lương tối thiểu và phúc lợi gần đây có tính đến lạm phát trong quá khứ đã mang đến cơ hội này. Điều này cũng sẽ giúp củng cố chính sách tiền tệ trong việc giải quyết lạm phát và giúp tránh những tác động không mong muốn đối với các quyết định sản xuất và tiêu dùng".

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres: "Cộng đồng quốc tế cần thực hiện các bước khẩn cấp theo các thỏa thuận hiện tại để giảm bớt gánh nặng cho các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Tôi đã đề xuất một gói kích thích vì mục tiêu phát triển bền vững để đạt được điều này, nhưng ngoài các biện pháp khẩn cấp, chúng ta cần một phản ứng mang tính cấu trúc. Cộng đồng quốc tế phải cải cách cấu trúc tài chính quốc tế để khiến nó linh hoạt, công bằng và có thể tiếp cận được với tất cả mọi người".

 

Hiện động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương đang là mối quan tâm hàng đầu của thị trường. Sự chú ý lớn nhất sẽ tập trung vào cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần tới. Các dự báo hiện đang nghiêng về khả năng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6 này, nhưng rất có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong tháng 7.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm