Quốc tế

Kinh tế Trung Quốc tiếp đà hồi phục

Tâm điểm chú ý của thị trường đã đổ dồn vào các số liệu kinh tế của Trung Quốc.

Nga tiết lộ sức mạnh pháo phản lực Tornado-S – “kỳ phùng địch thủ” của HIMARS / Bloomberg: Đồng USD có thể bước vào chu kỳ giảm giá kéo dài

Việc Chính phủ Trung Quốc nới lỏng các chính sách chống dịch và triển khai nhiều biện pháp ổn định kinh tế được coi là động lực chính, thúc đẩy đà phục hồi của các doanh nghiệp trong tháng 2.

Các số liệu thống kê vừa thông bố cho thấy, chỉ số PMI của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 2 đã tăng mạnh hơn dự kiến, lên 52,6 - mức cao nhất kể từ tháng 4/2012 và là tháng mở rộng hoạt động thứ hai liên tiếp.

Chỉ số PMI của ngành phi sản xuất cũng tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 56,3 nhờ sự phục hồi tốt trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng. Giới phân tích đang có những đánh giá khá tích cực về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

"Nhìn chung đang có một sự đồng thuận về mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay là 5%. Chúng tôi nghĩ, con số này có thể vượt trên 5% vì nhiều lý do. Tác động của dịch COVID-19 đã được hạn chế tốt hơn nhiều so với mong đợi. Chúng tôi có thể cảm nhận được sự sôi động trên thị trường ngay sau dịp Tết Nguyên đán. Nhiều lãnh đạo công ty đa quốc gia cũng đã quay trở lại Trung Quốc", bà Yvonne Zhou - Giám đốc quản lý, công ty tư vấn BCG nhận định.

Kinh tế Trung Quốc tiếp đà hồi phục - Ảnh 1.

Chỉ số PMI của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 2 đã tăng mạnh hơn dự kiến. Ảnh minh họa. Ảnh: AP

Theo các chuyên gia, mức độ phục hồi củakinh tế Trung Quốctrong năm nay sẽ phụ thuộc lớn vào tăng trưởng của tiêu dùng. Nhiều ý kiến lo ngại, bức tranh việc làm bấp bênh và khó khăn trên thị trường bất động sản sẽ khiến người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác vẫn kỳ vọng vào khoản tiết kiệm khổng lồ mà người tiêu dùng Trung Quốc đã tích lũy trong thời đại dịch.

Bà Yvonne Zhou đánh giá: "Chi tiêu tiêu dùng đã có bước nhảy vọt trong dịp Tết Nguyên đán. Mức tiết kiệm cao kỷ lục của người dân cùng các động lực khác sẽ giúp lĩnh vực tiêu dùng có bước nhảy vọt trong năm 2023".

"Các biện pháp phòng dịch từng ảnh hưởng đến tiêu dùng đã được nới lỏng, trong khi thị trường bất động sản cũng ghi nhận những tín hiệu cải thiện trong giai đoạn này. Sự phục hồi chắc chắn sẽ được tăng cường hơn nữa và chúng ta có thể chứng kiến mức tăng trưởng khá mạnh mẽ với động lực chính là người tiêu dùng trong năm nay", ông Jonathan Woetzel - Giám đốc Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey đánh giá.

Theo hãng tin SCMP, tác động của đại dịch COVID-19 vẫn còn khá sâu rộng và nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần thêm thời gian để hồi phục hoàn toàn. Các chuyên gia hiện đang chờ đợi mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023 và những chính sách kinh tế mới sẽ được công bố tại kỳ họp quốc hội Trung Quốc diễn ra trong tháng này.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm