Kornet - vũ khí đáng sợ nhất của đội “thợ săn xe tăng” Nga sắp đưa tới Ukraine
Uy lực tên lửa có khả năng hạt nhân Nga đặt ở Belarus / Cạn kiệt pháo, Nga và Ukraine tìm cách hạ nhiệt “cơn khát” vũ khí
Phát biểu trước truyền thông hôm 9/4, người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Nga Yevgeny Arifulin cho biết quân đội đã nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của xe tăng NATO, đồng thời tiếp thu một loạt khuyến nghị do Đại tá Ivan Buvaltsev, một lính tăng kỳ cựu với gần 45 năm kinh nghiệm điều hành và chỉ huy lực lượng thiết giáp, đưa ra.
“Những nhóm này sẽ trực tiếp tham gia săn lùngxe tăng phương Tây[ở Ukraine]. Ngoài ra, họ cũng được chuẩn bị ở đây cho các cuộc đấu xe tăng”, ông Arifulin nói.
“Anh đã chuyển giao Challenger. Nhiều đồng minh NATO đã chuyển giaoLeopard 2và Mỹ hiện đang trong quá trình sắp xếp việc chuyển giao Abrams. Tất cả những điều này sẽ mang lại cho Ukraine các phương tiện cần thiết để giành lại lãnh thổ và tiếp tục đẩy lùi các lực lượng Nga", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc họp báo vào tuần trước.
Ukraine nói rằng nước này hiện có gần 60 xe tăng chiến đấu chủ lực của NATO trong kho và dự kiến sẽ có thêm nhiều xe tăng nữa được chuyển giao trong những tuần tới.
“Thợ săn xe tăng” của Nga sẽ có những loại vũ khí nào?
Nga có nhiều lựa chọn khác nhau. Trước tiên phải kể đến pháo nòng trơn 2A46 125 mm được trang bị trên xe tăng T-90, T-80, T-72 và T-64 của Nga. Loại pháo này có thể xuyên thủng giáp xe tăng NATO trong các cuộc đối đầu trực tiếp, với điều kiện triển khai hoạt động và hỗ trợ chiến đấu phù hợp.
Từ trên không, xe tăng phương Tây có thể bị tấn công bằng 9K121 Vikhr. Đây là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser gắn trên máy bay, được trang bị trên cường kích Su-25, trực thăng Ka-50 và Ka-52. Ngoài ra 9K121 Vikhr cũng có thể triển khai trên một số tàu chiến và tàu tuần tra ven biển.
Nga còn có 9M120 Ataka - một loại tên lửa chống tăng đầu đạn HEAT cuối thời Liên Xô, có thể được trang bị trên nhiều loại phương tiện chiến đấu bọc thép, cũng như máy bay trực thăng.
Điều gì làm khiến Kornet trở nên đặc biệt?
Trong nhiệm vụ sắp tới, không thể không nhắc đến Kornet. Được phát triển từ những năm 1980 và 1990, lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1998, Kornet là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường cơ động được sản xuất rộng rãi, được thiết kế đặc biệt để chống lại các xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba mới nhất của NATO như Leopard 2, Challenger 2 và Abrams.
Mặc dù tất cả vũ khí kể trên gần như chắc chắn sẽ nằm trong trong số các thiết bị được Nga sử dụng để chống lại lực lượng thiết giáp của NATO ở Ukraine trong những tháng tới, nhưng Kornet là vũ khí duy nhất trong số đó được xác nhận là đã tiêu diệt xe tăng Đức và Mỹ.
Năm 2016 và 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng chục xe tăng Leopard 2A4 tham gia chiến đấu chống lại các chiến binh người Kurd và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Trong quá trình này, Ankara đã mất hàng chục xe tăng trong các vụ đánh bom ven đường, đánh bom xe tự sát và do vũ khí chống tăng do Nga sản xuất.
Trong một báo cáo năm 2017, các nhà điều tra Đức cho biết, 6 trong số 10 chiếc Leopard 2 bị tiêu diệt trong cuộc giao tranh ác liệt ở thành phố al-Bab (Syria) đã bị tiêu diệt bằng tên lửa Kornet do các chiến binh IS vận hành.
Lực lượng NATO ở Afghanistan trước đây từng mất một số xe tăng Leopard do đánh bom ven đường vào những năm 2000, nhưng những tổn thất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đã khiến xe tăng Đức không còn “bất khả chiến bại” trước các vũ khí chống tăng hiện đại.
Kornet cũng thể hiện hiệu quả tương tự khi đối phó với xe tăng Abrams ở Iraq. Năm 2003, các đơn vị Vệ binh Cộng hòa Iraq đã hạ gục 2 xe tăng Abrams và 1 xe thiết giáp Bradley trong cuộc giao tranh ở miền Nam bằng tên lửa Kornet.
Khoảng 7 chiếc Abrams khác, những chiếc này thuộc quân đội Iraq, đã bị IS phá hủy từ năm 2014-2016 bằng các tên lửa Kornet mà tổ chức khủng bố này thu được.
Bí mật đằng sau sự nguy hiểm của Kornet
Bí mật đằng sau sự nguy hiểm của Kornet nằm ở các đầu đạn song song của nó có thể xuyên thủng lớp giáp thép đồng nhất dày tới 1.300mm (xe tăng Leopard 2A4 và Abrams có lớp giáp trước dày tối đa lần lượt là 800 và 700mm). Sau khi tiếp xúc với xe tăng đối phương, đầu đạn thứ nhất phát nổ, đầu đạn thứ hai sau đó tạo ra một luồng nhiệt cực lớn đốt cháy lớp giáp, tiếp đến khoang lái, giết chết những người bên trong và kích nổ các loại đạn dược trên xe tăng đối phương (điều khiến tháp pháo của xe tăng nổ tung theo đúng nghĩa đen trong một số trường hợp).
Binh sỹ Nga mang hệ thống tên lửa Kornet ở vùng Kharkiv, tháng 8/2022. Ảnh: Sputnik
Các biến thể mới nhất của Kornet có khả năng tấn công tương tự như Javelin của Mỹ, cũng như các đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn nổ phân mảnh được sử dụng để chống lại các mục tiêu ngoài xe tăng.
Kornet có tầm bắn từ 100-8.000 mét, khiến chúng trở nên nguy hiểm trong môi trường đô thị và cũng uy lực không kém trong các không gian mở và địa hình đồng bằng như phần lớn vùng Donbass và phía Đông sông Dnepr ở Ukraine.
Ngoài việc do binh sỹ vận hành, Kornet có thể được gắn trên xe thiết giáp Tiger được chỉnh sửa, xe bọc thép BMP-2 và MBD-2. Hệ thống này được gọi là Kornet-EM có 2 bệ phóng có thể thu gọn lại, mang 4 tên lửa Kornet, cộng với 8 quả đạn bổ sung.
Nga có bao nhiêu tên lửa Kornet?
Kể từ khi được đưa vào sử dụng cuối những năm 1990, Kornet đã được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Các nhà sản xuất, gồm Nhà máy Degtyaryov và Volskiy Mekhanicheskiy Zavod, không cung cấp số liệu thống kê cập nhật về số lượng tên lửa Kornet được sản xuất. Tuy nhiên, theo ước tính năm 2010, khoảng 35.000 tên lửa loại này được sản xuất và bán vào cuối những năm 2000.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025