Lebanon có dám nhận tên lửa phòng không Iran để bắn hạ tiêm kích Israel?
Iran đang tìm cách ngăn chặn những cuộc oanh kích do máy bay chiến đấu Israel thực hiện từ không phận Lebanon bằng cách đề nghị cung cấp miễn phí tên lửa cho Beirut.
Chuyên gia Mỹ nghi ngờ vụ nổ làm 5 người chết ở Nga liên quan tên lửa hạt nhân / Bất ngờ khi tên lửa sát thủ hiện đại Hàn Quốc có nguồn gốc từ Nga
Thực tế chỉ ra rằng không phải Lebanon hợp tác với Israel trong những hành động quân sự trên, chỉ đơn giản là họ chẳng biết làm cách nào ngoài ngồi nhìn máy bay Israel bay qua.
Biện pháp khiếu nại với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Liên hợp quốc là vô nghĩa đối với Lebanon, bởi vì không quân Israel gần như vi phạm không phận của họ hàng ngày mà không có hậu quả.
Lebanon cũng bị ràng buộc bởi vì nước này phụ thuộc vào các quốc gia phương Tây, đặc biệt là những thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như Mỹ, Pháp và Anh để có nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự.
Cả ba quốc gia phương Tây này đều bày tỏ lo ngại về việc Hezbollah mua lậu vũ khí từ chính quân đội Lebanon, vì vậy ý tưởng cung cấp cho Lebanon hệ thống phòng không là rất khó xảy ra.
Trong tình cảnh trên đã xuất hiện lời đề nghị đầy bất ngờ dành cho Lebanon, đó chẳng phải ai khác mà chính là đối tượng bị Israel tấn công thường xuyên - lực lượng vũ trang Iran.
Trang Avia.pro của Nga vừa đăng tải thông tin cho biết, nhằm chủ động đối phó các cuộc tấn công của Israel ở Syria, Bờ Tây cũng như Dải Gaza, Iran đang đề nghị trao tặng miễn phí các hệ thống tên lửa phòng không do nước này sản xuất để bảo vệ không phận Lebanon.
Iran có trong biên chế khá nhiều chủng loại tên lửa phòng không, từ tầm ngắn tới tầm xa, cả sản phẩm nhập khẩu từ Nga lẫn do ngành công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất.
Ban đầu các loại tên lửa phòng không của Iran chỉ là loại tầm ngắn dựa trên việc sao chép MIM-23 Hawk của Mỹ, nhưng gần đây Tehran đã cho ra đời nhiều tổ hợp mới với sức mạnh rất đáng gờm.
Đại diện tiêu biểu ở đây chính là Khordad 15 tầm bắn 85 km có khả năng phát hiện máy bay tàng hình và đặc biệt là Khordad 3 tầm bắn trên 200 km - loại đã hạ gục chiếc RQ-4A Global Hawk của Mỹ.
Mặc dù trước đây vũ khí của Iran bị nghi ngờ rất nhiều về tính năng kỹ chiến thuật, thậm chí còn bị nhận xét là "nói quá" nhưng thành tích thực chiến của chúng đã khiến nhiều người phải nghĩ lại.
Nếu đề xuất trên của Iran thành hiện thực, Tehran sẽ tạo lập được một lớp phòng thủ từ xa, thậm chí "khóa chặt" hoạt động của tiêm kích Israel trong lãnh thổ của họ.
Tuy rằng trên danh nghĩa là trao tặng nhưng gần như chắc chắn việc vận hành những hệ thống tên lửa phòng không này sẽ do binh lính Iran đảm nhiệm, cho nên thực chất họ chỉ mượn đất Lebanon làm căn cứ mà thôi.
Mặc dù vậy, nếu chấp nhận đề xuất này của Iran thì gần như chắc chắn Lebanon sẽ bị trừng phạt bằng cách không còn nhận được vũ khí viện trợ từ các quốc gia phương Tây.
Hơn thế nữa, nếu Lebanon cho phép Iran sử dụng lãnh thổ của mình như cách mà Damascus đang làm thì họ sẽ trở thành mục tiêu tấn công trực tiếp của máy bay chiến đấu Israel, điều mà không một quốc gia nào muốn.
Bởi vậy có lẽ câu trả lời của chính quyền Lebanon trước lời đề nghị mới nhất được phía Iran đưa ra vẫn đơn giản là một lời từ chối tương tự như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Máy bay chiến đấu của Israel được ghi nhận thường xuyên sử dụng không phận Lebanon để thực hiện những cuộc không kích vào các địa điểm dọc biên giới Syria như Homs, Damascus và Tartus.