Lộ diện mục đích thực sự của Nga khi tạo ra bản nâng cấp Su-30SM1
Tiêm kích đa năng Su-30SM1 không chỉ đơn thuần là phiên bản hiện đại hóa của Su-30SM mà nó còn chứa đựng ý tưởng đồng nhất hóa các dòng chiến đấu cơ của tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi.
Khám phá 5 thế hệ tạo dựng huyền thoại máy bay Sukhoi / Máy bay trinh thám huyền thoại chưa bao giờ bị bắn hạ
So với Su-30SM nguyên bản, tiêm kích Su-30SM1 (còn được gọi bằng cái tên Su-30SMD) mang trong mình hai cải tiến đáng kể nằm ở động cơ cũng như radar.
Cụ thể, máy bay đã thay thế động cơ kiểm soát vector lực đẩy hai chiều (2D TVC) AL-31FP bằng loại AL-41F1S (3D TVC) đang được sử dụng cho tiêm kích Su-35S cũng như Su-57.
Động cơ AL-41F1S ngoài việc cho độ cơ động cao thì còn có tuổi thọ cũng như chi phí khai thác rẻ hơn nhiều so với AL-31FP, giúp nâng cao tầm bay cũng như độ tin cậy.
Ngoài ra máy bay còn được tích hợp radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis (cũng là loại đang lắp cho Su-35) để thay thế cho radar N-11M BARS cơ bản.
Radar N035 Irbis mặc dù có tầm trinh sát tối đa tương đương N011M nhưng theo đánh giá thì khí tài này làm việc tin cậy hơn, có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ hơn.
Mặc dù Nga tuyên bố tiêm kích Su-30SM1 vượt trội Su-30SM cơ bản nhưng một số ý kiến cho rằng cải tiến này không thực sự cần thiết và mục đích chính chỉ nhằm chào hàng Ấn Độ nâng cấp phi đội Su-30MKI theo cấu hình trên.
Cụ thể, Su-30SM với cặp cánh mũi và động cơ 2D TVC cũng cho độ cơ động chẳng kém gì khi lắp động cơ 3D TVC, hơn nữa giới hạn chịu quá tải của máy bay vẫn chỉ ở mức 9G mà thôi.
Trong khi đó radar N035 Irbis không thực sự vượt trội N011M, cả hai loại đều là quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) trong khi tiêm kích phương Tây đều đang tiến tới radar mảng pha quét chủ động (AESA).
Tuy nhiên mới đây Nga đã hé lộ thêm mục đích thực sự của mình khi tạo ra bản nâng cấp Su-30SM1, không đơn thuần chỉ là nâng cấp tính năng kỹ chiến thuật.
Đây chính là nỗ lực mới nhằm hợp nhất dây chuyền sản xuất dòng tiêm kích T-10 (bao gồm gia đình Su-27/30/33/34/35), khi mà ban đầu 2 nhà máy của Sukhoi bao gồm KnAAPO và Irkut đảm nhiệm sản xuất Su-27.
Trong đó KnAAZPO chịu trách nhiệm sản xuất tiêm kích hạng nặng một chỗ ngồi Su-27P và Su-27S, còn Irkut chế tạo phiên bản 2 chỗ ngồi Su-27UB, nhưng tất cả đều dùng chung thiết bị của nhau.
Nhưng đến khi phát triển dòng tiêm kích Su-30 thì KnAAPO và Irkut lại sản xuất 2 mẫu Su-30 hoàn toàn khác nhau về động cơ, radar và hệ thống điện tử.
Ngay cả hiện nay Su-30SM và Su-35 đều trang bị khác nhau, do đó việc đưa ra quy chuẩn chung sẽ giúp Nga giảm giá thành và tiết kiệm chi phí khi sản xuất.
Đây mới được xem là mục đích thực sự của Nga khi cố gắng chuẩn hóa tiêm kích Su-30SM1 theo cấu hình của Su-35 chứ không đơn thuần là hiện đại hóa cơ bản.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Mới đây không quân Nga đã cho biết họ dự định tiếp nhận tiêm kích đa năng Su-30SM1 nâng cấp trong năm 2020 và sẽ tiến hành cải tạo hàng loạt chiến đấu cơ Su-30SM của mình theo cấu hình này từ năm 2021.