Quốc tế

Loạt ảnh về những nơi lạnh nhất thế giới

Cuộc thi ảnh về những nơi lạnh nhất nhận được các tác phẩm ấn tượng khắp nơi trên thế giới.

Loạt ảnh ngân hà đẹp nhất thế giới / Những bức ảnh xưa cũ từ cuối những năm 1800-1900 của các địa danh nổi tiếng trên thế giới

"Capture the Extreme" 2021 là năm thứ hai cuộc thi ảnh về những nơi giá lạnh nhất thế giới được tổ chức. Ban tổ chức cho biết họ đã nhận được khoảng 1.000 bài dự thi với các địa điểm chụp kéo dài từ Scotland đến Nam Cực. Trong ảnh, khoảnh khắc thú vị khi con hải mã đực ngủ trên tảng băng trôi ở Svalbard, Na Uy.

"Capture the Extreme" 2021 là năm thứ hai cuộc thi ảnh về những nơi giá lạnh nhất thế giới được tổ chức. Ban tổ chức cho biết họ đã nhận được khoảng 1.000 bài dự thi với các địa điểm chụp kéo dài từ Scotland đến Nam Cực. Trong ảnh, khoảnh khắc thú vị khi con hải mã đực ngủ trên tảng băng trôi ở Svalbard, Na Uy.

Nhiếp ảnh gia người Anh Tamara Stubbs giành giải nhất với tấm phẩm mang tên "Bức ảnh vượt thời gian". Trong ảnh, một con chim cánh cụt nhỏ tò mò nhìn nhà thám hiểm Nam Cực. "Tôi chụp bức ảnh năm 2019 và con chim cánh cụt bắt đầu tiến gần nhà khoa học. Cả hai nhìn nhau chằm chằm và tôi đã bắt được khoảnh khắc thân mật này", cô nói.

Nhiếp ảnh gia người Anh Tamara Stubbs giành giải nhất với tấm phẩm mang tên "Bức ảnh vượt thời gian". Trong ảnh, một con chim cánh cụt nhỏ tò mò nhìn nhà thám hiểm Nam Cực. "Tôi chụp bức ảnh năm 2019 và con chim cánh cụt bắt đầu tiến gần nhà khoa học. Cả hai nhìn nhau chằm chằm và tôi đã bắt được khoảnh khắc thân mật này", cô nói.

Bức ảnh tuyệt đẹp được nhiếp ảnh gia Ifran Guray chụp dưới nước vào tháng 3/2018 tại Nam Cực. Anh cho biết mình đã lặn ở nhiều điểm khác nhau. Trong lần lặn ở độ sâu 15 m tại vịnh Neko Harbor (Nam Cực), anh đã bắt gặp con hải cẩu này. "Nó đứng trên tảng băng rồi nhảy xuống nước. Khi nhìn thấy chúng tôi, nó lập tức quay trở lại. Tất cả diễn ra rất nhanh nhưng tôi đã chụp được bức ảnh này", Guray nói.

Bức ảnh tuyệt đẹp được nhiếp ảnh gia Ifran Guray chụp dưới nước vào tháng 3/2018 tại Nam Cực. Anh cho biết mình đã lặn ở nhiều điểm khác nhau. Trong lần lặn ở độ sâu 15 m tại vịnh Neko Harbor (Nam Cực), anh đã bắt gặp con hải cẩu này. "Nó đứng trên tảng băng rồi nhảy xuống nước. Khi nhìn thấy chúng tôi, nó lập tức quay trở lại. Tất cả diễn ra rất nhanh nhưng tôi đã chụp được bức ảnh này", Guray nói.

Cực quang tại một đầm phá sông băng ở Iceland. Đây là một trong những nơi săn Bắc cực quang đẹp nhất thế giới.

Cực quang tại một đầm phá sông băng ở Iceland. Đây là một trong những nơi săn Bắc cực quang đẹp nhất thế giới.

Felix Belloin đã bắt được khoảnh khắc đáng yêu của một con cáo Bắc Cực tại quần đảo Svalbard, Na Uy. Đây là bức ảnh thắng hạng mục động vật hoang dã. "Khoảnh khắc tự nhiên ở nơi thời tiết cực đoan. Những con cáo Bắc Cực này đã phải chống trọi với điều kiện khắc nghiệt ở Svalbard. Tuy nhiên, trong bức ảnh này, nó lại thật thảnh thơi", Belloin nói.

Felix Belloin đã bắt được khoảnh khắc đáng yêu của một con cáo Bắc Cực tại quần đảo Svalbard, Na Uy. Đây là bức ảnh thắng hạng mục động vật hoang dã. "Khoảnh khắc tự nhiên ở nơi thời tiết cực đoan. Những con cáo Bắc Cực này đã phải chống trọi với điều kiện khắc nghiệt ở Svalbard. Tuy nhiên, trong bức ảnh này, nó lại thật thảnh thơi", Belloin nói.

Bức ảnh thắng hạng mục "Phiêu lưu" thuộc về Diego Martinez. Anh cho biết mình chụp bức ảnh này trong chuyến thám hiểm Nam Cực từ tháng 12/2019 đến tháng 1/2020 cùng nhà leo núi Alex Txikon.

Bức ảnh thắng hạng mục "Phiêu lưu" thuộc về Diego Martinez. Anh cho biết mình chụp bức ảnh này trong chuyến thám hiểm Nam Cực từ tháng 12/2019 đến tháng 1/2020 cùng nhà leo núi Alex Txikon.

 

Tảng băng trôi có hình dạng kỳ lạ khi nhìn từ trên cao. Bên trong nó có một phần lõm như hồ nước. Ảnh chụp bởi Sam Edmonds.

Tảng băng trôi có hình dạng kỳ lạ khi nhìn từ trên cao. Bên trong nó có một phần lõm như hồ nước. Ảnh chụp bởi Sam Edmonds.

Louis Moon, nhiếp ảnh gia người Mỹ, đã bắt gặp hình ảnh con cáo bị gió quật ngã vào một ngày đông ở công viên quốc gia Yellow Stone.

Louis Moon, nhiếp ảnh gia người Mỹ, đã bắt gặp hình ảnh con cáo bị gió quật ngã vào một ngày đông ở công viên quốc gia Yellow Stone.

Bức ảnh của David Mantripp được chụp vào tháng 12/2016. Nó đã giúp anh thắng hạng mục "Phong cảnh".

Bức ảnh của David Mantripp được chụp vào tháng 12/2016. Nó đã giúp anh thắng hạng mục "Phong cảnh".

Bức ảnh thắng hạng mục "Con người" thuộc về Wayne White, nhiếp ảnh gia kiêm quản lý Trạm Nam Cực Amundsen-Scott. Nhiệt độ ngoài trời khi White chụp bức hình là âm 75,6 độ C. "Chiếc mặt nạ và đôi lông mày đóng băng chứng tỏ môi trường này khắc nghiệt ra sao. Nó cho chúng tôi hiểu cuộc sống ở lạnh nhất thế giới như nào", đại diện ban giám khảo nói.

Bức ảnh thắng hạng mục "Con người" thuộc về Wayne White, nhiếp ảnh gia kiêm quản lý Trạm Nam Cực Amundsen-Scott. Nhiệt độ ngoài trời khi White chụp bức hình là âm 75,6 độ C. "Chiếc mặt nạ và đôi lông mày đóng băng chứng tỏ môi trường này khắc nghiệt ra sao. Nó cho chúng tôi hiểu cuộc sống ở lạnh nhất thế giới như nào", đại diện ban giám khảo nói.

Tuyết rơi ở làng Glencoe khiến ngôi nhà như hòa mình vào ngọn núi.

Tuyết rơi ở làng Glencoe khiến ngôi nhà như hòa mình vào ngọn núi.

 

Những con hải cẩu ngủ trưa giữa các tảng băng vỡ.

Những con hải cẩu ngủ trưa giữa các tảng băng vỡ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm