Trong thời gian huấn luyện tại Indonesia, các lực lượng Công binh Gìn giữ Hòa bình của Việt Nam được trang bị một loại vũ khí cực độc, đó là khẩu súng trường tấn công Pandad SS2 có đến 7 biến thể.
Những lực lượng Công binh Việt Nam hiện đang được huấn luyện làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Indonesia được trang bị loại vũ khí cực độc - đó là súng trường tấn công Pandad SS2. Nguồn ảnh: Jarkatapost.
Khẩu súng trường tấn công Pandad SS2 hiện nay được coi là một trong những khẩu súng trường tấn công hiện đại nhất mà Đông Nam Á tự sản xuất được, súng có tổng cộng 7 biến thể và được sản xuất từ năm 2006. Nguồn ảnh: Jarkatapost.
Không chỉ được sử dụng trong nước, súng trường tấn công Pandad SS2 còn được Indonesia xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới - chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Wikicommons.
Pandad SS2 tới nay đã được sản xuất bảy phiên bản khác nhau, trong đó phiên bản đầu tiên là Pandad SS2-V1, được lựa chọn để làm khẩu súng trường tấn công tiêu chuẩn cho bộ binh Indonesia. Nguồn ảnh: Wikicommons.
Phiên bản thứ hai của khẩu súng trường tấn công này là Pandad SS2-V1HB với nòng dài, có tầm bắn xa hơn và có thể sử dụng như súng băn tỉa ở khoảng cách gần. Ngoài ra còn có phiên bản Pandad SS2-V2 là bản súng Carbine. Nguồn ảnh: Wikicommons.
Phiên bản thứ ba của khẩu súng này là Pandad SS2-V4 với việc loại bỏ tay cầm ở gáy súng, thay vào đó là đường ray kỹ thuật cho phép người lính gắn các phụ kiện như kính ngắm vào vị trí này. Phiên bản này chỉ được trang bị cho đặc nhiệm Indonesia và súng cũng không có hệ thống ngắm điểm ruồi. Nguồn ảnh: Wikicommons.
Phiên bản tiếp theo là Pandad SS2-V5 - một phiên bản rút gọn của phiên bản V1 được Indonesia ra mắt hồi năm 2008 và được nhắm tới thị trường xuất khẩu hoặc sử dụng cho lực lượng cảnh sát. Nguồn ảnh: Wikicommons.
Phiên bản Pandad SS2-V5A1 là biến thể của phiên bản V5, được cải biên để trang bị riêng cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Cơ động Indonesia. Phiên bản này được lộ diện hồi năm 2012. Nguồn ảnh: Wikicommons.
Cuối cùng là phiên bản Pandad SS2-V7 - xuất hiện hồi năm 2016 với khả năng gắn ống giảm thanh và được trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm Indonesia. Khẩu Pandad SS2-V7 cũng sử dụng cỡ đạn đặc biệt, có tốc độ bay cận âm, chuyên sử dụng cho các chiến dịch đặc biệt khi người lính buộc phải nổ súng hạ gục mục tiêu nhưng không muốn gây tổn thương quá lớn đến tính mạng của đối phương. Nguồn ảnh: Wikicommons.
Phiên bản V7 hiện mới chỉ được trang bị với số lượng rất ít trong biên chế lực lượng đặc nhiệm Indonesia và phía nước này cũng sớm khẳng định sẽ không xuất khẩu Pandad SS2-V7 ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Peacekeeper.
Indonesia hiện tại là một trong những quốc gia thuộc Đông Nam Á có đóng góp nhiều nhất cho lực lượng Gìn giữ Hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Nguồn ảnh: Jarkatapost.
Ước tính tới năm 2018, có tổng cộng khoảng 4000 lính gìn giữ hòa bình Indonesia làm nhiệm vụ trên khắp thế giới, trong đó có không ít nữ giới dù đây là một quốc gia hồi giáo có luật lệ khá khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Jarkatapost.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức