Quốc tế

Loạt vũ khí dị hợm chưa từng thấy trong Chiến tranh Lạnh

Việc đầu tư mọi nguồn lực vào chạy đua vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã cho ra đời đủ các loại vũ khí cực kỳ dị nhưng cốt lõi, ý tưởng lại khá thuyết phục.

Đầu tiên phải kể đến thiết kế bom hạt nhân có dẫn đường lần đầu trong lịch sử. Tuy nhiên, thay vì sử dụng cảm biến để điều khiển bom rơi theo đúng quỹ đạo, người ta lại chế ra hẳn hệ thống dẫn đường bằng... con gà. Nguồn ảnh: BI.

Với đặc tính luôn cân bằng và tự ổn định đầu mình, một loạt các cảm biến sẽ được gắn lên chú gà xấu số và từ các cử động của nó, quả bom sẽ tự điều khiển để đạt được độ cân bằng cao nhất khi rơi. Nguồn ảnh: BI.

Tiếp theo là xe tăng hạt nhân Chrysler TV-8. Đây là loại xe tăng do các kỹ sư Mỹ chế tạo, nó có thiết kế cực dị để có thể hoạt động được trong môi trường nhiễm xạ nặng, bản thân TV-8 cũng được cung cấp năng lượng bởi một lõi phản ứng hạt nhân mini. Nguồn ảnh: BI.

Chiếc xe tăng này kín hoàn toàn, kíp lái sẽ điều khiển xe tăng thông qua nhiều màn hình và camera gắn bên ngoài xe. Tuy thiết kế này không phù hợp do nhiều rào cản công nghệ thời bấy giờ nhưng tới nay, việc gắn camera truyền hình ảnh đã là yêu cầu bắt buộc của nhiều loại xe tăng. Nguồn ảnh: BI.

Dự án Sao Lạp Hộ hay còn có tên gọi khác là Dự án Orion là một trong những "bước tiến dài" của Mỹ để vượt xa Liên Xô trong thời kỳ chạy đua lên vũ trụ. Nguồn ảnh: BI.

Dự án này sẽ sử dụng động cơ hạt nhân để tạo lực đẩy cho tàu vũ trụ và đưa con người lên... Sao Hỏa. Cần phải nhấn mạnh rằng dự án này đã ra đời từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, tuy nhiên sau đó dự án Lạp Hộ đã bị hủy bỏ và tới nay con người vẫn chưa lên được Sao Hỏa. Nguồn ảnh: BI.

Thanh Kiếm Của Chúa cũng là một dự án vũ khí ra đời trong thời chạy đua lên vũ trụ. Quân đội Mỹ tính toán rằng, việc đưa những "thanh kiếm" theo đúng nghĩa đen lên vũ trụ sẽ có thể tung những đòn tấn công nguy hiểm lên đối phương. Nguồn ảnh: BI.

Về mặt lý thuyết, dự án này khá khả quan khi những "thanh kiếm" được làm bằng Uranium nghèo hoặc hợp kim quý hoàn toàn không mang đầu đạn, không cần động cơ sẽ đâm xuống Trái Đất bằng lực hút và sức nổ của vụ va chạm sẽ công phá ngang với một quả bom nguyên tử cỡ nhỏ nhưng lại không tạo ra phóng xạ. Nguồn ảnh: BI.

Dự án máy bay ném bom nguyên tử không người lái mang tên Sao Diêm Vương cũng được Mỹ nghiên cứu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, một máy bay không người lái sẽ được chất đầy bom nguyên tử và ném những quả bom này vào lãnh thổ đối phương theo quỹ đạo bay được lập trình sẵn. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên, chương trình ngày sau đó đã bị Mỹ dừng phát triển vì lo sợ nếu Mỹ phát triển loại vũ khí này, Liên Xô cũng sẽ làm ra một loại vũ khí tương tự và khi đó hậu quả sẽ rất khó lường. Nguồn ảnh: BI.

Cuối cùng là Ekranoplan - một dự án nhằm thiết kế ra loại phương tiện mới hoàn toàn, lai giữa máy bay và tàu cao tốc, có khả năng bay là là mặt nước, dùng để vận tải binh lính, hàng hóa. Nguồn ảnh: BI.

Đây cũng được coi là loại máy bay lớn nhất lịch sử, nó nặng tới nỗi chỉ bay được cao tối đa bốn mét cách mặt nước. Tới nay, nguyên mẫu của Ekranoplan vẫn còn được trưng bày tại Nga. Nguồn ảnh: BI.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo