Quốc tế

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.

Năm 1966, sau khi triển khai chiến dịch Sấm Rền, quân đội Mỹ chợt nhận ra một sự thật khá phũ phàng đó là không quân nước này không đủ khả năng gây thiệt hại nặng cho Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Việc bị thiệt hại khá nặng trong những phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam và vị thế số một thế giới về khả năng triển khai vũ khí hạt nhân thời bấy giờ khiến Mỹ muốn sử dụng loại vũ khí hủy diệt này ở Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Theo các tài liệu được Mỹ giải mã gần đây, giới chức chính phủ Mỹ và Lầu Năm Góc đã gạt bỏ mọi yếu tố về chính trị và nhân đạo qua một bên, quyết tâm sử dụng bom nguyên tử nếu các tính toán cho thấy loại vũ khí này là hiệu quả. Nguồn ảnh: TL.

Theo những tính toán được các nhà khoa học Mỹ thực hiện một cách "thuần túy khoa học" không dính đến bất cứ yếu tố con người nào, mỗi vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ có sức mạnh tương đương 12 trận oanh tạc bằng bom thông thường. Nguồn ảnh: TL.

Điều này đồng nghĩa với việc, Mỹ sẽ cần tới khoảng... 3000 quả bom nguyên tử mỗi năm để cắt đứt được tuyến đường vận tải Bắc - Nam qua dãy Trường Sơn. Nguồn ảnh: TL.

Chưa hết, Mỹ sẽ tiếp tục phải sử dụng số lượng bom nguyên tử tương đương hàng năm để có thể chắc chắn tuyến đường huyết mạch này không "tái hoạt động" trở lại. Nguồn ảnh: TL.

Thực tế là năng lực sản xuất nguyên tử của Mỹ thời điểm này hoàn toàn không đủ để sản xuất 1/10 số lượng bom nguyên tử yêu cầu ở Việt Nam, chưa kể tới việc 3000 quả bom này sẽ chỉ hiệu quả khi có chỉ điểm, dẫn đường và tình báo với thông tin chính xác tuyệt đối. Nguồn ảnh: TL.

Đặt giả sử Mỹ có khả năng sản xuất 3000 quả bom nguyên tử mỗi năm một cách bí mật mà các nhà khoa học không hề biết thì 3000 quả bom này vẫn không thể làm tiêu hao sinh lực chiến đấu của quân giải phóng được. Nguồn ảnh: TL.

Theo đó, với việc đóng quân phân tán trong rừng sâu, các đơn vị bị chia nhỏ và trải không ngẫu nhiên trên một diện tích rộng sẽ khiến mỗi quả bom nguyên tử sẽ chỉ "giỏi lắm" hạ được 100 chiến sĩ quân giải phóng. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài ra để duy trì mật độ phóng xạ, đảm bảo phong tỏa được khu vực trong thời gian dài, Mỹ sẽ cần oanh tạc một vị trí trong nhiều lần. Bỏ qua mọi yếu tố về dư luận cũng như nhân quyền, yêu cầu về số lượng bom và cách thức ném nêu trên hoàn toàn vượt ngoài sức sản xuất của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.

Cuối cùng, việc sử dụng bom nguyên tử ở Việt Nam đã bị coi là bất khả thi vì quá tốn kém và không đạt được bất cứ yếu tố chiến lược nào. Nguồn ảnh: TL.

Tới nhiệm kỳ hai của Tổng thống Nixon, cuộc chiến tranh Việt Nam leo thang chóng mặt khiến vị Tổng thống nổi tiếng ngông cuồng này từng không ít lần đề cập tới việc sử dụng vũ khí nguyên tử ở Hà Nội hoặc Hải Phòng. Tuy nhiên thời điểm này, vị thế hàng đầu của Mỹ đã bị lung lay và nếu Mỹ dùng bom nguyên tử ở Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc (lúc này đã có năng lực hạt nhân vững chắc) chắc chắn sẽ không đứng ngoài cuộc. Nguồn ảnh: TL.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo