Quốc tế

Mang Brimstone, Challenger II có phải là đối thủ của T-14?

Dù chiến tăng Challenger II được trang bị tên lửa Brimstone nhưng vẫn không phải là mối họa với T-14 bởi cỗ tăng Nga sở hữu hệ thống phòng vệ cực mạnh.

Vấn đề về sức mạnh của Challenger II khi được trang bị tên lửa Brimstone có thể đe dọa tăng T-14 Armata của Nga được nói đến sau khi truyền thông Anh công bố bức ảnh Challenger II sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới.

Theo những thông tin được tiết lộ, Brimstone cũng có khả năng "bắn và quên" như nhiều tên lửa chóng tăng tối tân khác, bay theo mục tiêu mà phi công hay trắc thủ đã định sẵn trước khi phóng.

có thể lập trình để thích nghi với từng nhiệm vụ cụ thể, như tự tìm mục tiêu trong một khu vực nhất định, nó cũng có khả năng tự hủy nếu không tìm thấy mục tiêu trong khu vực được chỉ định.

Tên lửa Brimstone.

Ngoài chế độ bán tự động để xác định đối tượng tiêu diệt, tính năng ưu việt khác của tên lửa Brimstone đó là nhận biết được vị trí nào trên mục tiêu sẽ gây thiệt hại nhiều nhất hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn đối phương.

Kiểu đánh của Brimstone vào xe tăng đối phương khi phóng từ mặt đất thường là đột nóc - nơi có lớp giáp mỏng nhất của xe tăng và hầu hết hệ thống APS không thể chống đỡ.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, kiểu đánh thông minh cùng sức mạnh của Brimstone không đủ để được coi là mối họa của T-14 bởi trên cỗ tăng này, nhà sản xuất Nga đã tích hợp hệ thống phòng vệ Afghanit tạo thành chiếc ô an toàn có thể chặn đòn tấn công từ tên lửa chống tăng ở mọi hướng.

Chính Brig Ben Barry, chuyên gia hàng đầu của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược London (IISS) từng thừa nhận, đạn pháo và vũ khí chống tăng của NATO hiện có hầu như không có tác dụng khi tấn công tăng Armata bởi có sự hiện diện của Afghanit.

Chiến tăng T-14 Armata được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit, có thể phá hủy các đầu đạn chống tăng hay làm chúng không hoạt động. Radar quang điện của Afghanit gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe. Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa - tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói.

Brig Ben Barry cho rằng, một hệ thống như vậy là mối đe dọa cho cả một thế hệ súng chống tăng, kể cả tổ hợp tên lửa Javelin của Mỹ hay Brimstone của châu Âu.

Vấn đề với phương Tây còn nghiêm trọng hơn khi Nga khẳng định, hệ thống Afganit trên tăng Armata đủ sức vô hiệu được cả đạn pháo chống tăng dưới cỡ sử dụng thanh xuyên làm từ hợp kim Uranium nén (APDS).

APDS là dòng đạn chống tăng được trang bị phổ biến trên các dòng xe tăng Mỹ và phương Tây nhờ hiệu quả tác chiến cao và khó bị ngăn chặn. APDS lần đầu tiên được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1.

Dòng đạn chống tăng này đặc biệt hiệu quả khi đối phó với các dòng xe tăng phổ biến được sản xuất dưới thời Liên Xô như T-55, T-62 và T-72. Tuy nhiên, do được chế tạo từ nguyên tố phóng xạ, đạn chống tăng Sabot hay APDS khi sử dụng có thể gây nhiễm xạ ra môi trường.

Theo Viện thiết kế công cụ KBP, để có đủ khả năng ngăn chặn đạn APDS, tổ hợp Afganit đã được nâng cấp hệ thống đạn đánh chặn và máy tính trung tâm. APS này hoạt động dựa trên kết hợp tín hiệu từ hệ thống radar mảng định pha chủ động và các cảm biến hồng ngoại lắp đặt trên xe tăng T-14 để phát hiện các loại đạn chống tăng bắn tới.

Sau khi tính toán phần tử bắn, Afganit sẽ phóng các đạn đánh chặn sử dụng cơ cấu nổ lõm để vô hiệu hóa mục tiêu trước khi nó kịp tấn công xe tăng. Hiện tại, APS Afganit là trang bị tiêu chuẩn trên xe tăng T-14 và xe chiến đấu hộ vệ tăng T-15.

Trong tương lai, tổ hợp vũ khí phòng thủ này có thể được trang bị trên nhiều dòng xe chiến đấu khác.

Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo