Quốc tế

Máy bay Mỹ tan xác khi tham chiến tại Việt Nam

Tổng cộng trong toàn Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ mất khoảng 10.000 phương tiện bay các loại, trong đó bao gồm 3744 máy bay, 5607 trực thăng và 578 máy bay không người lái.

Chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến đầu tiên các máy bay trực thăng tham chiến với quy mô lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới các chiến thuật, chiến lược tác chiến của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: TL.

Tổng cộng đã có khoảng hơn 11.000 trực thăng được Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam tham chiến, quá nửa trong số đó không bao giờ được quay trở lại. Nguồn ảnh: TL.

Xác của một chiếc trực thăng vận tải CH-47 nằm trơ khung trong một căn cứ sân bay của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi non trùng điệp ở Việt Nam cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều máy bay, trực thăng Mỹ gặp tai nạn khi hoạt động. Nguồn ảnh: TL.

Một máy bay vận tải của quân đội Mỹ bị trượt khỏi đường băng dã chiến trong nỗ lực hạ cánh để chuyển hàng. Nguồn ảnh: TL.

Chiến đấu cơ Mỹ dính tên lửa SA-2 trên bầu trời miền Bắc. Nguồn ảnh: TL.

Tai nạn thảm khốc khi các máy bay F-4 của Mỹ bị phát nổ dây chuyền trên tàu sân bay của nước này khi tham chiến ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Nguồn ảnh: TL.

Phi công Mỹ may mắn sống sót sau khi nhảy dù khỏi chiếc F-4 Phantom II của mình xem xét lại phần đuôi của chiếc máy bay. Nguồn ảnh: TL.

Một chiếc trực thăng UH-1 bị du kích miền Nam Việt Nam tấn công ngay khi nó còn đang đỗ tại sân bay. Nguồn ảnh: TL.

Một vận tải cơ C-130 bị đặc công quan giải phóng phá hủy tại căn cứ không quân của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Cường kích cơ A-1E sử dụng động cơ cánh quạt bị bắn hạ khiến nó buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một đồng ruộng. Nguồn ảnh: TL.

Một chiếc F-105D Thunderchief của Không quân Mỹ bị hỏa lực phòng không của ta bắn gục, có thể thấy xung quanh các máy bay chiến thuật hộ tống của Khong quân Mỹ đang cơ động để tránh bị chiếc F-105D mất lái quệt phải. Nguồn ảnh: TL.

Chiến đấu cơ RF-4 của Không quân Mỹ bị trúng tên lửa SA-2, trong trường hợp này phi công sẽ chỉ có vài giây để nhảy dù trước khi chiếc máy bay phát nổ do lửa đã bốc ra từ thùng xăng trên máy bay. Nguồn ảnh: TL.

Tàn tích của một chiếc máy bay B-52 của Mỹ bị bắn hạ giữa lòng Thủ đô, rơi xuống hồ Hữu Tiệp vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Nguồn ảnh: Mark Limb.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo