Quốc tế

Mở quan tài 3.000 năm tuổi, phát hiện chi tiết kỳ lạ và rùng rợn về "kén xác ướp" của Ai Cập

Có rất nhiều điều kỳ lạ xoay quanh chiếc quan tài và xác ướp này.

Bí ẩn về xác ướp được phủ lên mình những miếng vàng lá, có thể hé lộ nơi chôn cất Nữ hoàng Cleopatra / Ai Cập phát hiện xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới

Liên tiếp tại các di chỉ khảo cổ ở Ai Cập, các nhà khoa học phát hiện nhiều xác ướp niên đại hàng nghìn năm với những đặc điểm kỳ lạ, chừng từng được biết.

Thuật ướp xác kỳ lạ của người Ai Cập cổ

Mới đây nhất, nhóm chuyên gia do nhà khảo cổ Karin Sowada đến từ Đại học Macquarie (Úc) dẫn đầu đã phát hiện một "xác ướp bùn" quý hiếm từ thời Ai Cập cổ, niên đại 3.200 năm. Phát hiện này khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên vì họ chưa từng nghĩ người ướp xác thời Ai Cập cổ lại dùng bùn để bọc người quá cố như một chiếc kén trong quan tài.

Đối với giới khoa học, đây là phát hiện chưa từng có: Việc tìm thấy ra một lớp vỏ bọc bằng bùn cứng quấn quanh xác ướp 3.200 năm tuổi đã đưa phong tục chôn cất và thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại chưa từng được biết đến trước đây ra ánh sáng.

Mở quan tài Ai Cập 3.000 năm tuổi, phát hiện chi tiết kỳ lạ và rùng rợn về kén xác ướp - Ảnh 1.

Hình ảnh xác ướp bọc bùn niên đại 3.200 năm. Ảnh: K. Sowada / PLOS One

Chuyên gia khảo cổ Karin Sowada, tác giả chính của nghiên cứu mới, giải thích: Phần lớn các nhà khảo cổ phát hiện dấu vết trên xác ướp trước đây đều được làm từ nhựa cây hoặc kết hợp nhựa cây trộn với các chất khác, chẳng hạn như Bitum (có khả năng chống nước); hoặc bằng gỗ. Cô mô tả vỏ bọc xác bằng bùn cứng của người Ai Cập cổ đại là "lần đầu tiên được biết đến".

Vậy, tại sao xác ướp này lại được bao phủ bởi bùn chứ không phải nhựa cây?

"Nghiên cứu đa ngành của chúng tôi chung cấp những hiểu biết mới nhất về thủ tục ướp xác này. Chúng tôi cho rằng, bùn là một nguyên liệu thay thế có sẵn và dễ lấy hơn nhựa cây. Việc (cần) phát hiện thêm các xác ướp được bao bọc bằng bùn mà không thuộc hoàng gia Ai Cập cổ hứa hẹn sẽ cho thấy mức độ phổ biến của thuật ướp xác này" - Karin Sowada nói.

Mở quan tài Ai Cập 3.000 năm tuổi, phát hiện chi tiết kỳ lạ và rùng rợn về kén xác ướp - Ảnh 2.

Xác ướp bọc bùn khác hẳn với xác ướp được phát hiện trước đây. Ảnh: K. Sowada / PLOS One

Không chỉ có vỏ bọc bằng bùn cứng, xác ướp niên đại 3.200 năm này còn ẩn một câu chuyện kỳ lạ, dẫn đến khám phá quan trọng thứ hai.

 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng xác ướp có niên đại khoảng năm 1207 trước Công nguyên. Thi thể đã bị hư hại sau khi chết, và thậm chí còn được đặt trong quan tài không đúng với quan tài ban đầu. Các nhà nghiên cứu tìm thấy quan tài trẻ hơn thi thể được chôn trong đó.

Quan tài được khắc tên một người phụ nữ - Meruah - và có niên đại khoảng 1000 năm trước Công nguyên, theo biểu tượng trang trí nó, có nghĩa là quan tài trẻ hơn khoảng 200 năm so với xác ướp trong đó (quan tài niên đại 3000 năm tuổi).

Các manh mối giải phẫu gợi ý rằng đó là một phụ nữ đã chết trong độ tuổi từ 26 đến 35.

Mở quan tài Ai Cập 3.000 năm tuổi, phát hiện chi tiết kỳ lạ và rùng rợn về kén xác ướp - Ảnh 4.

Hình ảnh phóng đại của lớp bùn, được phủ bởi sắc tố đỏ và trắng. Ảnh: K. Sowada / PLOS One

Sau khi chết, người phụ nữ được ướp xác và quấn vải. Sau đó, một phần hài cốt của cô ấy, bao gồm đầu gối trái và cẳng chân, bị hư hại trong "những trường hợp không xác định", có thể là do những kẻ trộm mộ cổ đại, điều này đã khiến ai đó phải chỉnh sửa lại xác ướp của cô ấy, có thể trong vòng một đến hai thế hệ sau khi chôn cất cô ấy. "Và đó là một thao tác kỳ công và cần sự can đảm - quấn lại xác và bọc bằng bùn dẻo" - nhóm khảo cổ viết.

 

"Cho dù xác ướp của người quá cố có bị hư hại thì đây vẫn là phát hiện thực sự mới mẻ trong quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ. Nghiên cứu này hỗ trợ xây dựng một bức tranh lớn hơn - và có sắc thái hơn - về cách người Ai Cập cổ đại đối xử và chuẩn bị cho người chết của họ".

Mở quan tài Ai Cập 3.000 năm tuổi, phát hiện chi tiết kỳ lạ và rùng rợn về kén xác ướp - Ảnh 6.

Xác ướp có một chiếc lưỡi bằng vàng trong miệng. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.

Liên quan đến việc phát hiện xác ướp kỳ lạ liên tiếp tại Ai Cập, một nhóm các nhà khảo cổ do chuyên gia nổi tiếng người Dominica Kathleen Martinez cũng vừa phát hiện một xác ướp có một chiếc lưỡi bằng vàng trong miệng, tại Đền Taposiris Magna bên ngoài thành phố Alexandria.

Theo các nhà khảo cổ, xác ướp này được vinh dự đặt chiếc lưỡi vàng để thực hiện sứ mệnh bẩm báo với vị thần Osiris của thế giới ngầm - người phán xét người chết và cai trị thế giới bên kia, sau khi người này chết.

Cũng tại đây, nhóm của Kathleen Martinez phát hiện thêm 15 ngôi mộ cổ khác có niên đại khoảng 2.000 năm với nhiều kho báu đáng chú ý như vòng cổ bằng vàng, tượng đá cẩm thạch, mặt nạ thạch cao. Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về phát hiện này.

 

Kathleen Martinez là nhà khảo cổ đã phát hiện ra lăng mộ của Nữ hoàng Cleopatra trong đền Taposiris Magna ở Ai Cập năm 2005.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm