Quốc tế

Mối đe dọa 'ma' từ tàu ngầm Nga

Cáo buộc cho rằng đội tàu ngầm Nga tìm cách chọc thủng tuyến phòng thủ chống tàu ngầm của NATO ở Bắc Đại Tây Dương, tìm cách tiến sát nước Mỹ.

Tin thất thiệt về đội tàu ngầm Nga?

Truyền thông Na Uy đưa tin 10 của Nga, trong đó có 8 , đang hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương, tập trận với mục đích tìm cách chọc thủng các tuyến phòng thủ của NATO và bí mật tiến sát bờ biển phía Đông nước Mỹ.

Các nguồn tin cũng khẳng định "đây không phải là một cuộc tập trận mà là hoạt động lớn nhất của tàu ngầm Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh, được thiết kế để thể hiện khả năng đe dọa bờ biển phía Đông nước Mỹ".

Nếu chỉ đọc những tin tức kiểu này, có lẽ công chúng sẽ tưởng tượng rằng Nga có vẻ như đã tuyên chiến với NATO.

NRK trích nguồn tin tình báo của Na Uy đưa tin: “Một số lượng lớn tàu ngầm của Hạm đội biển Bắc Nga đã cố gắng lặng lẽ rời khỏi căn cứ của họ trên Bán đảo Kola ở biển Barents và Biển Na Uy...

Trong hoạt động này có 10 tàu ngầm Nga tham gia. 8 trong số đó là tàu ngầm hạt nhân. Nhiệm vụ của một phần các tàu ngầm là hoạt động ở Đại Tây Dương càng xa càng tốt mà không bị phát hiện”.

Các tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Bắc của Nga

Cáo buộc cho rằng các tàu ngầm Nga đang tìm cách chọc thủng tuyến phòng thủ chống tàu ngầm của NATO ở Bắc Đại Tây Dương giữa Greenland, Iceland và Anh (GIUK) và bí mật tiếp cận các khu vực xa nhất ở Đại Tây Dương.

“Nga muốn thể hiện rằng họ có thể tiến sát nước Mỹ, muốn kiểm tra khả năng phát hiện của phương Tây và xem cách phản ứng của họ”. NRK tiếp tục dẫn các nguồn tin tình báo Na Uy đưa tin.

Theo nguồn tin tình báo trên, hoạt động của tàu ngầm Nga diễn ra trong 60 ngày, bắt đầu ở vùng biển Barents và biển Na Uy đầu tuần trước. Đồng thời, các nguồn tin tình báo Na Uy khẳng định sự di chuyển của tàu ngầm Nga được theo dõi chặt chẽ.

Để thực hiện sứ mệnh này, số chuyến bay của máy bay tuần tra săn ngầm của Không quân Na Uy, thực hiện các nhiệm vụ từ căn cứ không quân Annoya ở miền Bắc Na Uy, đã được tăng cường. Các chuyên gia Nga nhận định, điều này có nghĩa là nếu tình báo Na Uy biết tất cả mọi thông tin và thậm chí là “giám sát tỉ mỉ sự di chuyển của tàu ngầm Nga” thì kế hoạch của Hạm đội biển Bắc Nga đã thất bại.

Cũng có thể Hải quân Na Uy phóng đại khả năng của mình, chẳng có tàu Nga nào đi ngầm dưới vùng nước này cả. Theo các nguồn tin công khai, Hạm đội Biển Bắc của Nga hiện có khoảng 20 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và chỉ có 5 tàu ngầm diesel. Theo giới phân tích, chỉ cần một nửa trong số này ra Đại Tây Dương vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều.

Tờ Độc lập của Nga đặt câu hỏi, nếu các tàu ngầm chọc thủng tuyến phòng thủ vào tuần trước, tại sao đến nay thông tin mới được Na Uy đăng tải? Các tàu ngầm hạt nhân vốn được trang bị tên lửa đạn đạo chọc thủng hệ thống phòng thủ của NATO ở Đại Tây Dương để làm gì?

Các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga có thể phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở Mỹ mà không cần "chọc thủ phòng tuyến của NATO"

Nga có thể phóng tên lửa Bulava đến Washington, thậm chí từ Biển Barents, mà không gặp phải nguy cơ bị tàu đối phương tiềm tàng ngăn chặn. Nếu tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình (như Granit), thì tại sao chúng lại cần tiến sát bờ biển nước Mỹ?

Nhiệm vụ của các tàu ngầm như vậy là đối phó với các nhóm tàu sân bay của kẻ thù và bờ biển nước Mỹ không liên quan gì đến chúng. Do đó, tờ Độc lập kết luận rằng, có vẻ như tình báo Na Uy đã làm rối tung vấn đề lên, hoặc kênh truyền hình NRK đã quyết định câu view theo kiểu “Người Nga đang tới, hãy cảnh giác”.

Không mạnh vẫn dọa được Mỹ?

Tiếp tục “mạch” tư duy về “mối đe dọa Nga”, báo cáo thường niên “Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ” của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) Mỹ cho rằng Moscow là “mối đe dọa đáng kể” đối với lợi ích của Mỹ, song không mạnh như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Theo báo cáo, Nga đặt ra một mối đe dọa đáng kể đối với Mỹ và các lợi ích của Mỹ ở châu Âu. Nga đang ưu tiên củng cố quân đội và tài trợ cho các hoạt động quân sự của họ ở nước ngoài, dù nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Theo các chuyên gia Mỹ, Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất trong số các cường quốc hạt nhân và “đây là một trong số ít các quốc gia có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ và các quốc gia đồng minh”.

Nga có đủ "hàng" cực độc mà mạnh dành cho Mỹ?

Nói về việc hiện đại hóa quân đội Nga, báo cáo đã đề cập đến hệ thống tên lửa phòng không S-500. Năm 2018, CNBC dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết trong quá trình thử nghiệm, hệ thống phòng không này đã hạ mục tiêu ở khoảng cách 480 km, đây là kỷ lục đối với các hệ thống loại này.

Các chuyên gia Quỹ Di sản cho rằng tầm bắn của tên lửa "có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh châu Âu" khi tên lửa này được đưa vào hoạt động. Báo cáo cũng đề cập đến các hệ thống chống vệ tinh và hệ thống tác chiến điện tử đang được Nga phát triển.

Các chuyên gia Mỹ nhận định, hiện tại, Nga không phải là mối đe dọa toàn cầu đối với Mỹ giống như Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, song Nga vẫn đe dọa các lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Họ lưu ý đến “năng lực đầy đủ” của Moscow - từ lực lượng mặt đất đến không quân, hải quân và vũ khí mạng.

Hồi tháng 7, cựu Phó Tổng thư ký NATO Heinrich Braus và Giám đốc Viện Chính sách an ninh tại Đại học Kiel, Joachim Krause đã trình bày một báo cáo chung cho rằng Nga có thể tìm cách tiến hành một “cuộc tấn công bất ngờ với quy mô hạn chế” vào các nước châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với NATO.

Báo cáo này cũng lưu ý, chiến lược quân sự của Nga liên quan đến việc chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh khu vực với nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Đoàn thiết giáp M1126 Stryker của Mỹ trong thành phần NATO "diễu" ở Estonia, ngay tại khu vực sát biên giới Nga

Hai tháng sau, Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết sự vượt trội của NATO đối với Moscow đã không còn. Theo ông, vì nước Nga đang trỗi dậy, NATO đang thực hiện một chiến lược mới.

Tờ The Hill của Mỹ thì bình luận, lòng tin giữa Mỹ và Nga hiện đang ở mức thấp nhất và sẽ hoàn toàn cạn kiệt trong những năm tới đây.

Mặc dù chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Trump coi Nga là một mối đe dọa trong trung hạn, trong khi Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn và trong dài hạn hơn đối với lợi ích an ninh của Mỹ, Nga cũng có thể trở thành một đối địch hùng mạnh trong vài chục năm tới.

Trong vòng 15 năm qua, bất chấp tình trạng của nền kinh tế, Nga vẫn kiên trì hiện đại hóa các lực lượng của mình.

Theo The Hill, Tổng thống Putin có thể đang “nói quá” về số lượng và năng lực của một số hệ thống vũ khí đã được lên kế hoạch của Nga, song chắc chắn là ít nhất một vài trong số các hệ thống vũ khí đó, đặc biệt là một số vũ khí siêu thanh của Nga, sẽ sớm được triển khai trên thực địa.

Theo Đông Triều/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo