Quốc tế

Mỹ bán 32 “tia chớp” F-35 giá 6,5 tỷ USD cho Ba Lan

Chính phủ Mỹ đã đồng thuận việc bán 32 máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 trị giá 6,5 tỷ USD cho Ba Lan, quốc gia NATO nằm gần với Nga.

Việt Nam đang có tên lửa chống hạm xa nhất Đông Nam Á? / Mua được "hàng nóng" của Mỹ, Ấn Độ dùng ngay để răn đe Pakistan

Máy bay F-35 (Ảnh: Reuters)

Máy bay F-35 (Ảnh: Reuters)

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/9 tuyên bố họ đã đồng thuận với thương vụ bán 32 chiếc F-35 cho Ba Lan. Trước đó, vào tháng 4, Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội thông báo rằng họ đang cân nhắc bán các máy bay nay này cho Ba Lan cũng như Hy Lạp, Romania, Tây Ban Nha và Singapore.

Thương vụ trên nếu được chính thức phê duyệt sẽ thúc đẩy đóng góp của Ba Lan cho khối NATO và giảm sự phụ thuộc của Warsaw vào thiết bị Nga. Ba Lan muốn dùng máy bay chiến đấu thế hệ 5 để thay thế cho đội bay MiG-29 và Su-22.

“Ba Lan sẽ không gặp phải khó khăn khi đưa các máy bay này gia nhập lực lượng vũ trang”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Thương vụ đồng thời bao gồm 33 động cơ Pratt & Whitney của F-35, các hệ thống tác chiến điện tử, điều khiển và kiểm soát, thông tin liên lạc, điều hướng, vận tải, các công cụ và dụng cụ thử nghiệm, linh kiện rời, các khóa huấn luyện nhân sự và thiết bị…

 

Việc Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua thương vụ diễn ra sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence công du Ba Lan để tham gia lễ kỷ niệm 80 năm nổ ra Thế chiến 2.

Thương vụ F-35 cũng là vụ mua bán quốc phòng quy mô lớn mới nhất mà Ba Lan thực hiện. Năm 2018, Warsaw từng đồng ý mua 20 bệ phóng tên lửa pháo binh cơ động cao trị giá 414 triệu USD và ký thương vụ 4,7 tỷ USD mua tổ hợp phòng không Patriot của Mỹ, vụ mua sắm quốc phòng lớn nhất lịch sử Ba Lan vào thời điểm đó.

Năm ngoái, Warsaw được cho là đã đề xuất chi 2 tỷ USD xây dựng “Fort Trump”, căn cứ thường trực của Mỹ tại Ba Lan nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga.

Moscow đã nhiều lần chỉ trích Mỹ triển khai quân nhân và các hệ thống khí tài trong lãnh thổ Ba Lan có thể gây ảnh hưởng tới an ninh của Moscow. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã cảnh báo rằng đề xuất của Warsaw khi mời Mỹ lập căn cứ quân sự có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Dưới thời ông Trump, nước Mỹ đã tiến hành chiến dịch “Mua hàng Mỹ” với mục tiêu giảm bớt các hạn chế và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ với các đối tác nước ngoài.

 

Thỏa thuận trên cần được Quốc hội hội thông qua trước khi chính thức có hiệu lực.

Theo Đức Hoàng/Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm