Quốc tế

Mỹ bỏ 'lá chắn thần', TT Putin nắm trong tay lợi thế quyết định: Điều đen tối có xảy ra?

Theo WSJ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra những lời cảnh báo về khả năng triển khai vũ khí hạt nhân, và chính quyền Tổng thống Biden cho biết họ rất lo lắng về việc đó.

Cực nóng: Tổng thống Putin hủy bỏ kế hoạch tấn công nhà máy thép ở Mariupol / TT Nga Putin ra mệnh lệnh bất ngờ về Azovstal, Mariupol - Vẫn còn 1.500 tay súng Ukraine?

Điều này khiến người ta càng thấy khó hiểu hơn khi ông Biden sắp hủy bỏ một loại vũ khí mới có khả năng răn đe hạt nhân.

VIỄN CẢNH ĐEN TỐI

Đề xuất ngân sách mới nhất của Lầu Năm Góc không bao gồm tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ biển (SLCM-N). Tên lửa này được coi là vũ khí hạt nhân "chiến thuật" có sức công phá thấp hơn các vũ khí hạt nhân "chiến lược", và có thể được sử dụng nhằm vào các mục tiêu trên chiến trường. Tên lửa này có thể được phóng từ tàu ngầm hoặc tàu khu trục.

Loại vũ khí này nhằm mục đích ngăn chặn một nguy cơ mà ai cũng biết: Nga có tới 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, bao gồm những loại vũ khí "có thể được triển khai từ tàu, máy bay và lực lượng mặt đất" [trích từ Tạp chí đánh giá vị thế hạt nhân của Lầu Năm Góc năm 2018].

Mỹ bỏ lá chắn thần, TT Putin nắm trong tay lợi thế quyết định: Điều đen tối có xảy ra? - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat được phóng thử nghiệm từ Plesetsk ở phía tây bắc nước Nga trong ngày 20/4. Ảnh: AP

Kho hạt nhân của Nga bao gồm "tên lửa đất-đối-không, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, bom trọng lực, các loại bom chìm dành cho máy bay ném bom tầm trung, máy bay ném bom chiến thuật và hàng không hải quân, cũng như tên lửa chống hạm, chống tàu ngầm, phòng không, các loại ngư lôi chống tàu mặt nước và tàu ngầm…

Theo tờ WSJ, nhà lãnh đạo Nga không bị tác động bởi những nghi ngờ của phương Tây về vũ khí hạt nhân. Putin coi vũ khí của mình là một lợi thế mà ông có thể khai thác để đe dọa phương Tây phải lùi bước, sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ không đồng tình.

Cộng tác viên Matthew Kroenig của WSJ vào năm 2018 đã đưa ra một viễn cảnh như sau: "Nga tấn công Estonia. Mỹ đưa quân đến để bảo vệ đồng minh NATO của mình, nhưng khi họ tiến quân về phía trước, Nga đã sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở Baltic, khiến vài nghìn người thiệt mạng. Nếu bạn là Tổng thống Mỹ, bạn sẽ đáp trả như thế nào?" Vấn đề ở đây là NATO buộc phải lựa chọn hoặc chiến tranh hạt nhân toàn diện, hoặc đầu hàng.

NATO đang dựa vào bom trọng lực lưu trữ trên khắp châu Âu để ngăn chặn hành vi này của Nga hoặc đáp trả nếu cần thiết. Tuy nhiên, để đưa các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật này đến được mục tiêu, các phi công NATO phải vượt qua những hệ thống phòng không tinh vi của Nga. Rủi ro họ bị bắn hạ là rất lớn.

MỸ CẦN TỚI SLCM-N?

Mỹ gần đây đã triển khai vũ khí hạt nhân đương lượng nổ thấp lên các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, nhưng họ chỉ có khoảng một chục tàu ngầm loại này.

 

Ông Trump đã đề xuất chương trình SLCM-N vào năm 2018. Thông điệp gửi tới ông Putin khi đó là: Nếu ông thả một quả bom hạt nhân trên đất NATO, liên minh này sẽ sẵn sàng đáp lại bằng "hiện vật". Điều này làm giảm khả năng nhà lãnh đạo Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.

Đây không phải là một loại vũ khí mới, và nó không vi phạm các Hiệp ước của Mỹ. Hải quân Mỹ từng sở hữu một loại tên lửa Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng sau đó Tổng thống Obama đã loại bỏ chúng vào năm 2010.

SLCM-N có thể được triển khai như một biện pháp răn đe mà không cần phải trang bị số lượng lớn, hoặc triển khai trên tất cả các tàu ngầm tấn công. Nó cũng sẽ hữu dụng trong việc ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Đài Loan mà không khiến Mỹ phải tham gia vào các cuộc tranh luận dài, gay gắt về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Washington lên lãnh thổ Nhật Bản.

Mỹ bỏ lá chắn thần, TT Putin nắm trong tay lợi thế quyết định: Điều đen tối có xảy ra? - Ảnh 2.

Một vụ phóng tên lửa Tomahawk. Ảnh: RAYTHEON

Điều này đưa chúng ta đến một điểm khác: Nếu các đồng minh nhận thấy Mỹ không thể hoặc sẽ không đáp trả khi bị Nga, Triều Tiên hoặc một thế lực khác tấn công, họ sẽ phát triển các biện pháp răn đe hạt nhân của riêng mình. SLCM-N có thể giúp làm hạn chế sự gia tăng xu hướng này tại một thời điểm bất ổn.

 

Chính quyền ông Trump cho biết, Mỹ có thể xem xét lại SLCM-N nếu "Nga quay trở lại tuân thủ các nghĩa vụ kiểm soát vũ khí của mình, giảm kho vũ khí hạt nhân phi chiến lược và sửa chữa các hành vi gây bất ổn khác của họ".

Việc đó giờ đây sẽ diễn ra như thế nào? Hiện tại ông Biden đang từ bỏ đòn bẩy này, có thể để xoa dịu những người phản đối vũ khí hạt nhân.

Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ đã cảnh báo về "lỗ hổng răn đe và đảm bảo". Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley cho rằng "vị tổng thống Mỹ hiện nay hay bất kỳ tổng thống nào khác của Mỹ đều xứng đáng có nhiều lựa chọn để đối phó với các tình huống an ninh quốc gia".

Nhiều người trong Quốc hội muốn khôi phục SLCM-N trong đề xuất ngân sách quốc phòng, và họ hy vọng sẽ thành công. Theo WSJ, vũ khí hạt nhân là một thực tế nghiệt ngã của cuộc sống hiện đại, nhưng chúng sẽ có nhiều khả năng được sử dụng hơn nếu các đối thủ tin rằng Mỹ và NATO thiếu một biện pháp răn đe hạt nhân phù hợp.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm