Mỹ cần những vũ khí mới nào để đấu lại Nga, Trung Quốc?
Nga luôn là một thách thức trên bộ truyền thống với quân đội Mỹ với đội hình cơ giới hùng mạnh đe dọa vùng Baltic, các tên lửa đạn đạo tầm xa đáng sợ, pháo binh và tên lửa đất đối không đầy uy lực.
Trong khi đó, một cuộc chiến giả định với Trung Quốc sẽ diễn ra chủ yếu xung quanh việc kiểm soát trên biển và trên không ở Thái Bình Dương. Để duy trì thế thượng phong, quân đội Mỹ cần triển khai các tên lửa chống hạm tầm xa uy lực, các máy bay trực thăng lên các đảo xa của đồng minh ở Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí ngay trên các tàu hải quân Mỹ.
Năm 2017, quân đội Mỹ đã thành lập một ủy ban hỗn hợp gồm nhiều tướng lĩnh cấp cao, vạch ra những thứ vũ khí cần phát triển để chống lại các mối nguy từ Nga và Trung Quốc. Theo ủy ban này, có một số thứ quân đội Mỹ cần phải nhanh chóng có được. Thứ nhất là pháo chính xác tầm xa. Quân đội Mỹ nổi tiếng việc việc sử dụng pháo binh trong Thế chiến II. Tuy nhiên, trong các cuộc xung đột gần đây, họ ngày càng ưa thích sử dụng không kích với các loại vũ khí chính xác thay vì pháo binh.
Nhưng hỗ trợ đường không sẽ trở nên nguy hiểm khi đối đầu với một kẻ thù ngang hàng có các hệ thống phòng không rất đáng sợ. Vì thế, tên lửa tầm xa kết hợp với pháo có thể được dùng đến để phá hủy các hệ thống phòng không đối phương, mở đường cho không kích.
Thứ hai là xe chiến đấu thế hệ mới. Ưu tiên thứ hai của lục quân Mỹ và thay thế các xe chiến đấu M2 Bradley vừa yếu động cơ vừa ngày càng tỏ ra dễ bị tổn thương.
Thứ ba là hệ thống trực thăng vận mới. Trực thăng trong quan điểm của quân đội Mỹ rất cần cho chiến trường và sự cơ động tác chiến. Tuy nhiên chúng đắt đỏ, bay chậm (250-350km/h), tầm hoạt động ngắn và dễ bị tổn thương. Quân đội Mỹ đang hướng đến một hệ thống trực thăng vận hoàn toàn mới để cuối cùng có thể thay thế hơn 2.000 trực thăng vận tải hạng trung Black Hawk cũng như các trực thăng tiến công Apache. Hiện đang có hai mẫu máy bay mới cạnh tranh nhau là Bell V-280 Valor, trực thăng có thể thay đổi góc rotor. Mẫu thứ hai là Sikorsky SB-1 Defiant với hai cánh quạt quay ngược chiều nhau.
Thứ tư là các hệ thống phòng không mới. Trong nửa thế kỷ qua, chính vì ưu thế tuyệt đối của không quân Mỹ đã khiến nhu cầu đối với các hệ thống phòng không mặt đất giảm đi. Tuy nhiên, các nguy cơ mới đến từ máy bay không người lái (drone) cùng sự nở rộ của các loại tên lửa hành trình và đạn đạo đã khiến việc tái xây dựng lực lượng phòng không mặt đất trở thành một ưu tiên lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo