Mỹ gặp trở ngại mới trong cuộc chiến chống lạm phát
Nga công bố video lực lượng điều hướng không quân / Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi nhái UAV cảm tử lợi hại của Iran
Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) mới đây đưa ra kế hoạch sẽ cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1,16 triệu thùng/ngày không chỉ tạo áp lực về giá lên thị trường năng lượng mà còn gián tiếp làm cho các tính toán củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rẽ sang một hướng khác. Vì vậy, các dự báo về lộ trình lãi suất của FED trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết.
Phía OPEC+ cho biết việc cắt giảm là "biện pháp phòng ngừa" giúp ổn định thị trường dầu. Nhưng các nhà bình luận Mỹ nhận định biện pháp bất ngờ này được đưa ra sau phát biểu của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ rằng, nước này sẽ phải mất nhiều năm để lấp đầy lại kho dầu dự trữ chiến lược và Mỹ sẽ bắt đầu mua dầu thô để phục vụ việc này từ cuối năm nay.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Washington DC. (Ảnh: Reuters)
Dự trữ Dầu Chiến lược của Mỹ đã giảm một nửa trong 2 năm qua xuống chỉ còn 371 triệu thùng. Vì thế việc tiếp tục mở van dầu dự trữ để giảm áp lực về giá là không khả thi. Giải pháp còn lại là tạo sức ép lên các nhà sản xuất trong nước để tăng sản lượng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu tại Mỹ lại ngại mở lại các giếng dầu, một mặt do đối diện chi phí đi vay để sản xuất cao, mặt khác giá dầu cao họ cũng có lợi nhuận tốt hơn.
Goldman Sachs dự báo, với động thái của OPEC+ giá dầu có thể tăng lên 95 USD/thùng. Mức giá này sẽ buộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải giữ lãi suất ở mức cao hơn và trong thời gian lâu hơn.
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có cuộc họp quan trọng tiếp theo vào ngày 2 - 3/5. Ngay sau quyết định của OPEC+, thị trường đã thay đổi hoàn toàn dự báo về bước đi tiếp theo của cơ quan này. Thay vì cho rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ nguyên các mức lãi suất trong cuộc họp tới, họ cho rằng nhiều khả năng FED sẽ phải tiếp tục tăng thêm 0,25 điểm phần trăm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo