Quốc tế

Mỹ hoàn thành sửa chữa khu trục hạm USS John S. McCain sau vụ va chạm tàu chở dầu

Sau hơn 2 năm nằm cảng, khu trục hạm USS John S. McCain (DDG-56) của Hải quân Mỹ đã chính thức hoàn thành quá trình sửa chữa.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain (DDG-56) đã va chạm với tàu chở dầu Alnic MC mang cờ Liberia, ngoài khơi Singapore ngày 21/8/2017. Vụ tai nạn trên đã làm cho 10 thủy thủ thiệt mạng, nhiều sĩ quan Hải quân Mỹ đã bị cách chức vì vụ việc.

Vụ va chạm "xảy ra sau khi tàu USS John S. McCain bất ngờ chuyển hướng về cảng, cắt ngang lộ trình của Alnic MC",hãng tin AnhReutersdẫn báo cáo từ Cục Điều tra An toàn giao thông Singapore cho biết. Cơ quan này cho rằng báo cáo "không nên được dùng để đổ lỗi hay quy trách nhiệm".

Vụ va chạm giữa tàu USS John S. McCain và Alnic MC xảy ra chỉ hai tháng sau khi chiến hạm USS Fitzgerald đâm tàu hàng Philippines trên biển Nhật Bản khiến 7 thủy thủ thiệt mạng.

Sau hơn 2 năm tích cực sửa chữa, Hải quân Mỹ (USN) đã hoàn thành các công việc cần thiết trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke mang tên USSJohn S. McCain(DDG 56) để giải quyết thiệt hại mà tàu phải chịu trong vụ va chạm trên biển năm 2017 và tiến hành thử nghiệm toàn diện trên biển trước khi nó quay trở lại hoạt động của hạm đội.

USSJohn S. McCainvà thủy thủ đoàn sẽ thực hiện một loạt các cuộc kiểm tra để đảm bảo việc điều hướng trên tàu, kiểm soát thiệt hại, hệ thống cơ điện, hệ thống chiến đấu, thông tin liên lạc và hệ thống động lực đáp ứng hoặc vượt quá thông số kỹ thuật thiết kế.

Khu trục hạm USS John S. McCain sau vụ van chạm với tàu chở dầu. Ảnh: Defence Blog.

Chiến hạm DDG-56 thuộc lớp Arleigh Burke, đây là lớp tàu khu trục trang bị hệ thống tác chiến Aegis duy nhất của Hải quân Mỹ với trọng tâm là radar mảng pha AN/SPY-1, lớp tàu này đang hiện diệntrên khắp các vùng biển thế giới. Arleigh Burke có khả năng chiến đấu rất cao,có thể tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất.

Đặc biệt, khu trục hạm lớp Arleigh Burke còn đóng vai trò then chốt trong thànhphần lá chắn tên lửa đạn đạo mà Washington đang thiết lập cùng nhiều quốc gia đồngminh. Với lượng giãn nước gần 10.000 tấn, nó thậm chí có thể gọi là tuần dương hạm.

Nhậnthấy sự ưu việt của Arleigh Burke, một số quốc gia đồng minh của Mỹ cả trong vàngoài NATO như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Tây Ban Nha, Na Uy đã mualại thiết kế để sản xuất ra những phiên bản Aegis của riêng mình

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo