Mỹ khiến đối thủ "ngước nhìn" khi cho cường kích A-10 hạ cánh trên nền đất
Cường kích tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt II vẫn chứng tỏ được năng lực ưu việt và độ bền bỉ đến mức khó tin của mình, khiến nó chưa thể sớm bị thay thế trong không quân Mỹ.
Kinh ngạc: Mỹ có thể biến 2.500 trực thăng UH-60 thành UAV? / Mỹ cấm bay tại không phận do Iran kiểm soát sau vụ bắn rơi máy bay
Không quân Mỹ vừa đăng tải hình ảnh về bài huấn luyện hạ cánh cực kỳ ngoạn mục của cường kích tấn công mặt đất A-10Thunderbolt II (hay còn gọi là Warthog).
Chiếc máy bay đã hạ cánh xuống đường băng dã chiến được làm bằng đất và mới chỉ dọn sạch đá sỏi cách đó vài giờ, đây là bài tập vô cùng nguy hiểm bởi nếu dị vật bị hút vào động cơ thì rất dễ gây cháy nổ.
Mặc dù vậy đây là bài tập cực kỳ cần thiết đối với phi công lái A-10, bởi đặc thù nhiệm vụ của nó mà nhiều chiếc máy bay đã phải lết về căn cứ trong tình trạng hư hỏng nặng nề.
Độ bền bỉ và sự tin cậy đáng kinh ngạc của A-10 khiến nó chưa thể bị cho nhận sổ hưu sớm, bất chấp không quân Mỹ nhiều lần dự định thay thế nó bằng một dòng cường kích đời mới hơn.
Cường kích tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt II được không quân Mỹ đưa vào biên chế từ năm 1977 với mục đích đối phó với lực lượng xe tăng, thiết giáp của Liên Xô.
Dựa vào khẩu pháo hàng không lớn nhất thế giới GAU-8/A Avenger cỡ 30 mm với 1.174 viên đạn; rocket Hydra, CRV7, Zuni cỡ 127; tên lửa AGM-65 Maverick; bom Mk 80, GBU JDAM... A-10 thực sự là một con quái vật trên không, ác mộng của bộ binh, thiết giáp.
Theo ước tính trên địa hình thảo nguyên rộng lớn, một phi đội bao gồm 4 chiếc A-10 có thể dễ dàng xóa sổ ít nhất là 1 tiểu đoàn xe tăng của đối phương, thậm chí nhiều hơn.
Cường kích A-10 phát huy rất tốt vai trò tại chiến tranh vùng Vịnh khi đã phá hủy tới hơn 500 xe tăng các loại của quân đội Iraq. Hỏa lực mạnh, bọc giáp dày, sức sống cao là những ưu điểm nổi trội của Thunderbolt II.
Ngoài ra điểm đáng sợ nữa của A-10 là nó không tác chiến đơn độc mà nó được "che đầu" ở tầm cao bằng các loại tiêm kích tàng hình F-22/35 cũng như những chiến đấu cơ F-15/16/18 cũ hơn.
Các máy bay tiêm kích này sẽ đảm nhiệm vai trò chiếm ưu thế trên không, vừa ngăn cản chiến đấu cơ đối phương gây hại cho A-10 lại vừa lĩnh trách nhiệm tiêu diệt các tổ hợp phòng không tự hành đi kèm đội hình xe tăng.
Bên cạnh vũ khí tấn công mặt đất, cường kích A-10 Thunderbolt II còn mang được tên lửa không đối không tầm ngắm AIM-9 Siderwinder để tự vệ trước tiêm kích đối phương.
A-10 có khả năng bay lượn khá linh hoạt do vậy chưa chắc tiêm kích đã chiến thắng nó dễ dàng trong không chiến quần vòng, chưa kể đến việc nếu trúng đạn thì máy bay vẫn có thể chiến đấu tiếp.
Động cơ của A-10 do General Electric sản xuất, tốc độ tối đa chỉ 833 km/h và tốc độ hành trình khoảng 560 km/h, trong khi tốc độ tối thiểu chỉ 220 km/h, khiến máy bay nó có thể yểm trợ mặt đất cực tốt với độ chính xác cao.
Tốc độ bay tối thiểu thấp cũng chính là chìa khoá để A-10 Thunderbolt II có thể hạ cánh trên đường băng dã chiến, bởi vì thông số này đủ để phi công làm chủ được chiếc cường kích một cách dễ dàng.
Theo anninhthudo.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo