Với sự phát triển của khoa học công nghệ và những loại máy bay ném bom cồng kềnh, hiện đại, quân đội Mỹ đã thả xuống Việt Nam lượng bom khổng lồ, gấp nhiều lần lượng bom được Mỹ sử dụng khắp thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo tính toán được quân đội Mỹ công bố, số lượng bom được Mỹ ném xuống toàn Đông Dương trong suốt 9 năm tiến hành can thiệp quân sự trực tiếp vào khu vực này vào khoảng 7,6 triệu tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là một con số kỷ lục, cao gấp 3,5 lần số lượng bom được Mỹ sử dụng trên toàn thế giới trong chiến tranh Thế giới thứ hai - vốn cũng chỉ 2,1 triệu tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ba quốc gia ở Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia đều chịu một số lượng bom tương đương nhau, tuy nhiên, Việt Nam là đất nước bị thiệt hại nặng nhất do Mỹ nhắm thẳng vào các thành phố lớn để tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó ở Lào và Campuchia, Mỹ chủ yếu ném bom ở khu vực rừng núi với nỗ lực cắt đứt tuyến đường vận tải chi viện vào Nam của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sở dĩ Mỹ có thể ném được một số lượng bom khổng lồ trong Chiến tranh Việt Nam là do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ mà nước này áp dụng vào Chiến tranh Việt Nam so với thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, loại máy bay ném bom có khả năng mang theo nhiều bom nhất của Mỹ ở Việt Nam là pháo đài bay B-52, có khả năng mang theo tối đa tới 31 tấn bom. Trong khi đó ở Chiến tranh Thế giới thứ hai, số lượng bom tối đa một chiếc B-17 mang theo được chỉ là 1,8 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về mặt lý thuyết, các tướng lĩnh quân sự Mỹ đã tin rằng số bom mà họ sử dụng ở Việt Nam có thể đưa đất nước ta về thời kỳ đồ đá. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên trên thực tế, việc Mỹ ném bom ở Việt Nam tỏ ra kém hiệu quả, lãng phí và hoàn toàn không đủ để dập tắt được khát vọng thống nhất lãnh thổ của Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, mặc dù có thể mang nhiều bom hơn, tuy nhiên, không quân Mỹ lại thường ném không hiệu quả, không gây ra được quá nhiều thiệt hại lớn về người và của cho phía ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phi công Mỹ khi gặp hỏa lực phòng không quá rát của ta cũng thường lảng tránh, cơ động xa mục tiêu đã dự định trước đó và cố thả hết bom để quay về càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng, thông tin tình báo kém hiệu quả, các chiến thuật sử dụng qua mỗi trận đánh không có nhiều thay đổi, tác chiến quá máy móc đã khiến không quân Mỹ không những không gây được nhiều thiệt hại cho ta mà còn phải hứng chịu nhiều thiệt hại ghê gớm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức