Mỹ phát triển tàu sân bay rẻ tiền
Thông tin này được Robert Farley, chuyên gia quân sự thuộc đại học Kentucky nói với Popular Mechanics, những hàng không mẫu hạm tương lai của Mỹ sẽ được trang bị lực lượng chính là những máy bay tấn công không người lái (UCAV) chứ không phải chiến đấu cơ như hiện nay.
"UCAV không nhất thiết phải trở về căn cứ sau khi được phóng đi, không cần phải giữ mạng sống của máy bay, và không lo lắng về chuyện bị bắn hạ trên đất của kẻ thù. Trong nhiều chiến dịch nguy hiểm, không gì có thể biện hộ cho sự mất mát của các máy bay có người lái", chuyên gia Mỹ nói.
Loại bỏ phi công có nghĩa là cũng đồng thời giảm bớt độ phức tạp của máy bay, giảm bớt chi phí, cho phép quân đội mua nhiều UCAV hơn. lần đầu bay một UAV từ từ năm 2013 và chiếc máy bay tiếp dầu không người lái MQ-25A Stingray, sẽ gia nhập hải quân Mỹ vào năm 2024.
Trong khi đó không quân Mỹ đang thử nghiệm UCAV tốc độ cao XQ-58A Valkyrie. Nó có tầm bay gần 2.000km, có thiết kế tàng hình, có thể mang theo 2 quả bom lượn GBU-39 Stormbreaker hoạt động trong mọi thời tiết ở khoang bụng.
Mặc dù vậy, vị chuyên gia Mỹ không tiết lộ gì thêm về giá thành của loại tàu sân bay được coi là giá rẻ này. Đặc biệt, Hải quân Mỹ cũng không có thông tin chính thức nào về việc phát triển hàng không mẫu hạm thế hệ mới thay thế tàu lớp Ford đang đóng hiện nay.
Các tàu sân bay lớp Ford dự kiến sẽ thay thế những hàng không mẫu hạm lớp Nimitz, phục vụ trong Hải quân Mỹ đã hơn 40 năm. Chiếc tàu sân bay đầu tiên USS Gerald R. Ford, được đưa vào biên chế năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoạt động. Chiếc thứ hai, USS John F. Kennedy, dự kiến sẽ được đưa vào biên chế năm 2024. Các tàu sân bay lớp Ford được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS).
Động cơ được chạy bằng trạm nguồn điện hạt nhân, cấu trúc boong được thiết kế lại, tăng cường và hiện đại hóa các loại vũ khí, sàn sân bay cũng được cải thiện nhằm tăng số lượng máy bay sẵn sàng cất cánh. Các tàu sân bay thế hệ Ford dự kiến sẽ lần lượt thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz trong vòng hơn 40 năm.
Mặc dù có nhiều ý kiến về việc sử dụng các tàu sân bay trong các chiến dịch hải quân, nhưng tàu sân bay có thể nói là biểu tượng sức mạnh thống trị đại dương của Mỹ - siêu cường duy nhất với ngân sách quốc phòng hàng đầu thế giới bất chấp các quốc gia như Nga, Mỹ, Ấn Độ đã phát triển rất nhiều các loại vũ khí hiện đại chống tàu sân bay.
Nhưng cụm tàu sân bay tấn công hải quân vẫn có giá trí chiến lược mà nhiệm vụ then chốt là đe dọa các đối thủ tiềm năng Nga, Trung Quốc, duy trì độ tin cậy của các quốc gia đồng minh với Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo