Mỹ sẽ trừng phạt nặng nề nếu Saudi Arabia mua S-400 của Nga?
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã đưa ra lời đề nghị rằng Saudi Arabia hãy mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf để bảo vệ an toàn các cơ sở lọc dầu của mình.
T-7 Red Hawk - trường dạy bay trên không cho phi công chiến đấu cơ F-22 và F-35 Mỹ / "Quái thú đổ bộ" của Hải quân Mỹ đi vào Biển Đen
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin thì nếu có trong tay tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf thì Saudi Arabia đã bảo vệ an toàn được cho nhà máy lọc dầu Aramco.
Tuy nhiên tuyên bố của ông Putin đã bị nghi ngờ khi S-400 là hệ thống phòng không được tối ưu hóa cho đánh tầm cao, trong khi tên lửa hành trình và UAV tấn công nhà máy Aramco có quỹ đạo bay rất thấp.
Hơn nữa nếu mua S-400, Saudi Arabia chắc chắn sẽ bị Mỹ trừng phạt nặng nề theo các điều khoản của Đạo luật CAATSA, rõ ràng Riyadh không hề mong muốn điều đó.
Trong diễn biến mới nhất, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết, Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Moon Jae-in hôm 18/9 với mục đích nhờ Seoul củng cố giúp lưới lửa phòng không.
Đây có thể xem như lời từ chối chính thức được Saudi Arabia đưa ra đối với đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin đó là hãy mua tổ hợp phòng không S-400 Triumf do Nga sản xuất.
Ứng viên hàng đầu có thể được Saudi Arabia mua về để ngăn chặn máy bay không người lái cũng như tên lửa hành trình trong tay phiến quân Houthi chính là hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Hybrid Biho.
Hybrid Biho được nhiều chuyên gia quân sự nhận xét chính là tổ hợp phòng không tầm thấp có năng lực tác chiến thực tế tốt nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.
Quân đội Ấn Độ sau một quá trình đánh giá kỹ lưỡng đã lựa chọn Hybrid Biho thay vì đặt niềm tin vào Tunguska-M1 hay Pantsir-S1 của Nga, cho thấy chất lượng vũ khí do Hàn Quốc sản xuất là đáng tin cậy.
Tổ hợp Hybrid Biho được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân, radar dẫn bắn và thiết bị trinh sát quang học cực kỳ tiên tiến nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều so với Pantsir-S1, mang lại lợi thế cạnh tranh rất cao.
Trong trường hợp Saudi Arabia muốn có một hệ thống phòng không tầm trung đa năng hơn Patriot PAC 3 chỉ tập trung vào đánh chặn tên lửa đạn đạo thì Hàn Quốc cũng có sẵn sản phẩm cho Riyadh lựa chọn.
Đó chính là tổ hợp tên lửa phòng không KM-SAM do nước này hợp tác phát triển cùng với Nga, tính năng của hệ thống trên được nhận xét chẳng thua kém gì S-350E Vityaz.
Tên lửa của KM-SAM có tầm bắn lên tới 40 km, nó đánh chặn được máy bay hoạt động ở độ cao 10 - 15 km, tiêu diệt cả tên lửa hành trình bay thấp với độ cao chỉ khoảng 10m.
Hệ thống radar mảng pha đa chức năng của KM-SAM có thể đồng thời phát hiện và theo dõi hàng chục mục tiêu của đối phương từ tất cả các hướng với độ chính xác rất cao.
Ngoài tính năng và giá thành, lợi thế lớn nhất của tên lửa phòng không Hàn Quốc đó là nếu Saudi Arabia mua vũ khí của họ thì sẽ không bị Mỹ trừng phạt theo Đạo luật CAATSA.
Trước diễn biến trên, có lẽ Nga đang rất tiếc nuối vì vừa không ký được hợp đồng bán vũ khí với giá trị rất cao cho Saudi Arabia lại vừa khiến Iran tức giận do ý định của mình.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo