Quốc tế

Mỹ - Thổ căng thẳng: Trung Quốc đắc lợi - Cơ hội cho trực thăng Z-10 "tấn công" Pakistan

Nếu T-129 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất vì sự can thiệp của Mỹ mà không thể bàn giao cho Pakistan được, đó sẽ là tín hiệu tốt đối với trực thăng Z-10 của Trung Quốc.

Thổ Nhĩ Kỳ tung đòn trả đũa Mỹ / Nhà Trắng "phản pháo" đòn trả đũa của Thổ Nhĩ Kỳ

Thời gian gần đây, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không được tốt, Washington còn phát động chiến tranh thương mại đối với Ankara.

Sự căng thẳng trong quan hệ của hai nước này còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh, trong đó phải kể đến hoạt động xuất khẩu vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ.

Những năm qua lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỹ phát triển rất tốt, trong đó có các hợp đồng vũ khí với Pakistan. Tuy nhiên, với bối cảnh căng thẳng hiện nay, Mỹ rất có thể sẽ cản trở Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu những vũ khí mang thiết bị do Mỹ chế tạo.

Trường hợp cụ thể ở đây chính là hợp đồng xuất khẩu sang Pakistan trực thăng tấn công T-129 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, vì trực thăng này lắp đặt một số thiết bị xuất xứ từ Mỹ.

Tuy Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc mua giấy phép chuyển giao công nghệ để sản xuất trực thăng tấn công Mangusta do Italia chế tạo (nguyên mẫu của T-129) và họ có được quyền xuất khẩu loại trực thăng này nhưng T-129 lại lắp ráp không ít thiết bị của Mỹ.

Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Những thiết bị này lại là trụ cột hình thành nên sức mạng của dòng trực thăng tấn công kể trên, chẳng hạn như 2 động cơ tuabin CTS-800-OA công suất lớn, công suất tối đa của nó là 996kw X2, là nền tảng đảm bảo T-129 có thể tác chiến trong môi trường cao nguyên.

Căn cứ vào luật pháp của Mỹ, tất cả vũ khí trang bị gắn thiết bị và linh kiện do Mỹ chế tạo, phải được Mỹ phê chuẩn giấy chứng nhận xuất khẩu mới có thể bán ra nước ngoài.

Mấy năm gần đây xảy ra nhiều trường hợp bị chính phủ Mỹ cấm các nước khác bán vũ khí trang bị có linh kiện Mỹ sang nước thứ 3, chẳng hạn Mỹ từng cấm Pháp xuất khẩu tên lửa hành trình Storm Shadow mang linh kiện của Mỹ sang Ai Cập.

Do đó có thể thấy, một khi chính phủ Mỹ can thiệp, hợp đồng 30 trực thăng tấn công T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu T-129 vì sự can thiệp của Mỹ mà không thể bàn giao cho Pakistan được, đó sẽ là tín hiệu tốt đối với trực thăng Z-10 của Trung Quốc, nó có khả năng trở thành "tuyển thủ chơi trong trận chung kết".

 

Trước đó, Pakistan cũng từng tiếp nhận lượng nhỏ trực thăng tấn công Z-10 để tiến hành thử nghiệm.

Đúng là "30 chưa phải là Tết", phải chăng cơ hội cho trực thăng Z-10 Trung Quốc đã xuất hiện trở lại và được Pakistan lựa chọn để thay thế T-129?


Theo Thời đại
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm