Quốc tế

Nếu không vì "cháy thành vạ lây", quốc gia này đã gửi vũ khí đến hỗ trợ Nga ở Ukraine?

Có thông tin cho rằng Nga đang đề nghị một quốc gia hỗ trợ quân sự cho chiến dịch Ukraine. Nếu là sự thật, Nga sẽ được bổ sung quân, vũ khí hay thứ gì.

Ngành công nghiệp vũ trụ ảo non trẻ của Trung Quốc và tham vọng lấp đầy thị trường 50 tỷ USD, cả ByteDance và Tencent đều tham gia cuộc đua / Hội đồng Nghị viện Ủy hội châu Âu thông qua quyết định trục xuất Nga

Nếu không vì "cháy thành vạ lây", quốc gia này đã gửi vũ khí đến hỗ trợ Nga ở Ukraine?

Ảnh minh họa

Nga sẽ nhận sự trợ giúp từ Trung Quốc?

Tháng 8 năm ngoái, hàng nghìn binh sĩ Nga và Trung Quốc đã dành 5 ngày để lái xe tăng, bắn pháo, bay trên bầu trời và thử nghiệm công nghệ quân sự mới ở sa mạc Gobi phía tây Trung Quốc.

Các cuộc tập trận quân sự giữa Trung Quốc và Nga ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây, nhưng diễn tập tháng 8 là lần đầu tiên binh sĩ Nga tiến hành trên lãnh thổ Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên binh lính Nga sử dụng vũ khí của quốc gia châu Á.

Giờ đây, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã làm dấy lên viễn cảnh binh lính Nga sử dụng vũ khí của Trung Quốc trong chiến đấu thực tế.

Tất cả đến từ thông tin tranh cãi hồi đầu tuần, khi các quan chức Mỹ nói rằng Nga đã yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ thiết bị quân sự cho chiến dịch ở Ukraine.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức phản bác, tuyên bố Nga không bao giờ yêu cầu Trung Quốc cung cấp thiết bị quân sự và nói các báo cáo này là "thông tin sai lệch độc hại" do các quan chức Mỹ cố tình lan truyền.

 

Trong tuyên bố mới nhất, Nga cũng khẳng định "có đủ tiềm lực để tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine", đồng thời bác bỏ việc đề nghị Trung Quốc hỗ trợ thiết bị quân sự.

Bất chấp các khẳng định chính thức nói trên, Mỹ đã gửi điện tín tới các đồng minh ở châu Âu và châu Á cho biết Trung Quốc đã phát tín hiệu mở trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nga, theo Financial Times.

Xét trên thực tế, xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc là đặc trưng cho mối quan hệ quân sự giữa hai nước, thay vì ngược lại.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2016 đến năm 2020, Trung Quốc đã mua số vũ khí trị giá 5,1 tỷ USD từ Nga, chiếm 77% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Bắc Kinh trong giai đoạn này.

Trung Quốc mua các hệ thống vũ khí tiên tiến, tên lửa, công nghệ tàu ngầm và máy bay trực thăng từ Nga, trong khi Nga nhập khẩu các thành phần vũ khí quan trọng từ Trung Quốc.

 

Nếu không vì cháy thành vạ lây, quốc gia này đã gửi vũ khí đến hỗ trợ Nga ở Ukraine? - Ảnh 2.

Nếu có giúp đỡ, Trung Quốc sẽ chỉ hỗ trợ Nga về lương thực hơn là vũ khí.

Ngưỡng mộ giảm dần

Theo Fortune, trong những năm qua, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã thể hiện sự tôn trọng với năng lực quân sự của Nga, ngay cả khi quân đội của Trung Quốc vượt trội về quy mô so với đối tác.

"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi trọng lực lượng vũ trang của Nga vì đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng lực lượng của mình còn thiếu sót. Họ nghĩ rằng Nga đã thắng trong các cuộc chiến vừa qua", Peter Layton, nhà phân tích cấp cao tại Viện Griffith Châu Á tại Đại học Griffith của Australia, nói.

Tuy nhiên, sự ngưỡng mộ của Trung Quốc đối với quân đội Nga có thể đã giảm dần trong những năm gần đây khi quân đội của chính Trung Quốc đã tiến bộ nhiều hơn.

Sự thay đổi về thái độ đó là một lý do khiến Trung Quốc có thể ít quan tâm đến việc hỗ trợ trực tiếp Nga ở Ukraine. "Người Trung Quốc thấy rằng họ ít ra cũng đang ngang hàng vị thế (về công nghệ quân sự) với người Nga", chuyên gia Layton nhấn mạnh.

 

Giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc cũng đang để ý đến những sai lầm của quân đội Nga trong chiến dịch ở Ukraine, "Có vẻ như sự ngưỡng mộ của Trung Quốc đối với sức mạnh quân sự của Nga đang giảm dần theo từng ngày", ông nói.

Còn nếu trong trường hợp Trung Quốc thực sự ủng hộ Nga về mặt quân sự, vẫn chưa rõ sự hỗ trợ đó sẽ là gì. Đó là quân lực, vũ khí hay một sự hỗ trợ theo dạng khác?

Theo thông tin đưa ra từ Financial Times, Nga được cho là đã đề nghị Trung Quốc cung cấp tên lửa đất đối không, máy bay không người lái, thiết bị liên quan đến tình báo, xe bọc thép và các phương tiện được sử dụng cho hậu cần và hỗ trợ.

Trong khi đó, CNN đưa tin Nga đã yêu cầu các khẩu phần ăn đóng gói cho binh lính.

Các chuyên gia cho rằng nếu có ý định thật sự, Bắc Kinh có nhiều khả năng sẽ chỉ cung cấp cho Moscow các mặt hàng như lương thực hơn là vũ khí hạng nặng.

 

"Trung Quốc có giới hạn của riêng mình", Drew Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói với Fortune.

"Bắc Kinh muốn tránh bán vũ khí lớn, có giá trị cao cho Nga trong bối cảnh xung đột. Trung Quốc muốn tự bảo vệ mình khỏi các lệnh trừng phạt thứ cấp từ phương Tây, ngăn công nghệ vũ khí bị chuyển giao cho đối thủ, và tránh bị lôi kéo trực tiếp vào cuộc xung đột".

Nhưng Thompson nói rằng Trung Quốc có thể cung cấp cho Nga đạn dược, phụ kiện thay thế hoặc các loại thiết bị phụ trợ khác để tăng cường nỗ lực quân sự của Nga.

"Họ sẽ thực hiện các bước có tính toán, đo lường để duy trì sự trung lập, trong khi vẫn hỗ trợ Nga theo những cách quan trọng", chuyên gia này nêu quan điểm.

Tuy nhiên, giới chuyên gia đều đồng tình rằng, bất kỳ sự trợ giúp nào đối với Nga - dù tinh vi đến đâu - cũng sẽ khiến Mỹ tức giận, cùng với đó là những rủi ro nghiêm trọng tác động đến Trung Quốc. Rào cản lớn nhất là các lệnh trừng phạt và không chắc Bắc Kinh sẽ muốn mạo hiểm để làm điều này.

 

Cho đến nay, các quan chức Trung Quốc vẫn kín tiếng về kế hoạch của mình. Trung Quốc sẽ hỗ trợ cho chiến dịch của Nga ở Ukraine trong những ngày và tuần tới hay không, và nếu có hỗ trợ thì sẽ ở mức độ nào? Tất cả vẫn còn là một ẩn số.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm