New York Times: Mỹ bí mật lập "Đội Mãnh Hổ", chuyên nghĩ kế đối phó nguy cơ Nga dùng bom hạt nhân
Tổng thống Biden coi nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine là "mối đe dọa thực sự" / Tìm Vòm Sắt để trị tên lửa Nga, Ukraine không ngờ "vòm có lỗ thủng": Chuyện này là sao?
Theo báo cáo của New York Times (NYT), đội Mãnh Hổ bao gồm các quan chức an ninh quốc gia và sự tồn tại của một nhóm như vậy chứng tỏ rằng Mỹ không loại trừ khả năng ông Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí sinh học - như ông Biden cáo buộc dù không đưa ra bằng chứng.
NYT tiết lộ rằng đội Mãnh Hổ - một thuật ngữ được sử dụng cho lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp - đã được thành lập vào ngày 28/2, 4 ngày sau khi ông Putin khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt và kể từ đó, các thành viên của đội họp 3 lần/1 tuần trong bí mật.
Ảnh minh hoạ.
"Nhóm nghiên cứu cũng đang xem xét các biện pháp đáp trả nếu Nga tìm cách kéo dài cuộc chiến sang các quốc gia láng giềng, bao gồm Moldova và Georgia, và làm thế nào để các nước châu Âu chuẩn bị cho những người tị nạn tràn vào với quy mô chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ", báo cáo cho biết.
Mỹ có thực sự tin rằng ông Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân?
Theo báo cáo của NYT, các quan chức Nhà Trắng có hai chiều hướng suy nghĩ về đường lối hành động trong tương lai của ông Putin.
Các quan chức này tin rằng nguy cơ khiến ông Putin "làm điều nguy hiểm trong lúc tuyệt vọng" là rất thấp nhưng tình hình bế tắc có thể "dồn ông Putin vào chân tường".
Một quan chức chính quyền cấp cao nói với NYT rằng chỉ cần Nga sử dụng bom hạt nhân - dù nhỏ tới đâu và có thể không nhằm vào thành viên NATO - cũng sẽ đồng nghĩa với việc "kích nổ mọi điều khó lường". Tuy nhiên, cách Mỹ phản ứng với tình huống như vậy vẫn đang được giữ kín.
Một vấn đề quan trọng khác đối với đội Mãnh Hổ là phản ứng của Mỹ trong bối cảnh chiến tranh leo thang khi Tổng thống Biden tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ sẽ không gửi quân đến Ukraine.
4 điều ông Putin có thể thực hiện
Theo Thượng nghị sĩ Angus King, có 4 điều mà ông Putin có thể thực hiện, bao gồm: 1. Cố gắng đạt được một thỏa thuận ngoại giao; 2. Tăng cường tấn công các thành phố của Ukraine; 3. Tổ chức một cuộc tấn công mạng và 4. Triển khai một vũ khí hạt nhân để buộc các bên ngồi vào bàn đàm phán.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 22/3, ông Dmitry Peskov liên tục từ chối loại trừ việc Nga sẽ xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân. Khi được hỏi ông Putin sẽ sử dụng năng lực hạt nhân của Nga trong điều kiện nào, ông Peskov trả lời "nếu đó là một mối đe dọa hiện hữu với đất nước tôi, thì có thể là như vậy."
Tổng thống Putin trước đây đã ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với các quốc gia mà ông coi là mối đe dọa đối với Nga.
Hồi tháng 2, Tổng thống Nga đã nói trong một tuyên bố: "Bất kể ai cố cản đường chúng ta hay hơn thế để tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và người dân của chúng ta, họ phải biết rằng Nga sẽ đáp trả lại ngay lập tức. Và hậu quả sẽ có thể giống như những gì bạn đã chứng kiến trong lịch sử."
End of content
Không có tin nào tiếp theo