Quốc tế

Nga bảo vệ chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, NATO từ chối tham gia trực tiếp

Trong khi Nga kiên quyết bảo vệ chiến dịch ở Ukraine và kêu gọi các nước láng giềng không làm leo thang căng thẳng thì NATO từ chối tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột, bao gồm cả việc thiết lập vùng cấm bay.

Nga kiểm soát thành phố đặt nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu / Chính phủ Nga đề xuất 3 phương án cho các công ty nước ngoài

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (4/3) một lần nữa bảo vệ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đồng thời kêu gọi các quốc gia láng giềng không làm leo thang căng thẳng. Tuyên bố đưa ra giữa lúc 30 quốc gia thành viên của Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhóm họp tại Brussels, Bỉ nhằm thảo luận về những hỗ trợ có thể dành cho Ukraine. Mọi nỗ lực ngoại giao tới nay đều không đạt đột phá.

Tổng thống Putin. Ảnh: Tass
Tổng thống Putin. Ảnh: Tass

Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bốkhông có lý do để làm xấu đi hoặc trầm trọng hơn quan hệ giữa Moscow với các nước xung quanh. Theo ông, tất cả các hành động của Nga đều chỉ nhằm phản ứng với những động thái thiếu thiện chí hoặc chống lại nước Nga:

"Chúng tôi thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ của mình và sẽ tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ. Chúng tôi thấy không cần thiết phải làm trầm trọng thêm hoặc xấu đi các mối quan hệ hiện có. Tất cả các hành động của chúng tôi, nếu có, đều chỉ nhằm đáp trả một số hành động không thân thiện và chống lại Liên bang Nga”.

Cùng ngày, Điện Kremlin cho biết những gì diễn ra tiếp theo trong tiến trình hòa đàm giữa Nga và Ukraine sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Kiev về các cuộc đối thoại song phương vừa diễn ra tuần qua. Theo người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov, Ukraine cần lắng nghe quan điểm của Nga trong các cuộc đàm phán và đây là một trong những điều kiện để chấm dứt hoạt động quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Liên quan tới vụ nhà máy Zaporizhzhia, nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine bị trúng đạn và cháy nổ, ông Peskov bác bỏ các cáo buộc về việc Nga tấn công nhà máy này, cho rằng đó là những thông tin không đúng sự thật. Ông đồng thời cho biết thêm tình hình đã được kiểm soát và không có mối đe dọa an ninh nào.

Các tuyên bố đưa ra trong bối cảnh, các nhà lãnh đạo Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhóm họp hôm qua tại Brussels, Bỉ đã ra tuyên bố chung khẳng định sự hỗ trợ dành cho Ukraine nhằm chống lại hành động quân sự của Nga, song bác bỏ yêu cầu thiết lập vùng cấm bay đối với nước này.

 

Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, liên minh quân sự này không sẵn sàng tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột, bao gồm cả việc thiết lập vùng cấm bay:

“NATO là một liên minh phòng thủ. Nhiệm vụ cốt lõi của chúng tôi là giữ an toàn cho 30 quốc gia đồng minh. Chúng tôi không phải là một phần của cuộc xung đột này và chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo nó không leo thang và lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine. Bởi một còn tài khốc và nguy hiểm hơn nữa”.

Ảnh minh họa Reuters
Ảnh minh họa Reuters

Trong quá khứ, NATO đã áp đặt vùng cấm bay ở những nước không phải là thành viên, trong đó có Bosnia và Libya. Tuy nhiên, đây luôn là một động thái gây tranh cãi vì đồng nghĩa với một sự can dự quân sự trực tiếp của NATO vào xung đột. Đối với Nga, điều này không khác gì một hành động gây chiến và có khả năng làm leo thang xung đột.

Moscow từ lâu đã không hài lòng trước việc NATO không ngừng tiến sát tới biên giới của Nga với việc kết nạp thêm nhiều nước Đông Âu từng là một phần của Liên Xô trước đây. Mới đây nhất hồi tháng 2 vừa qua, nhà lãnh đạo Nga đã yêu cầu NATO thu hẹp lại biên giới trước năm 1997 khi các các quốc gia Baltic gồm Latvia, Litva và Estonia gia nhập khối.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm