Quốc tế

Nga bắt tay chế tạo máy bay lưỡng cư lớn nhất trong lịch sử

Với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 1.000 tấn, chiếc máy bay lưỡng cư khổng lồ tương lai của Nga nặng gấp hơn 20 lần so với thủy phi cơ cỡ lớn Beriev Be-200.

Dịch vụ báo chí của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất vừa cho biết,các kỹ sư hàng không Nga đã bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo một chiếc máybay lưỡng cư siêu lớn có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 1.000 tấn.

Văn phòng thiết kế Beriev là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dưạ́n đầy tham vọng và có phần viễn tưởng này. Phương tiện trên được kỳ vọng có thểvận chuyển hàng hóa và hành khách trên một khoảng cách lớn, ở độ cao và tốc độvốn có của máy bay, nó có thể sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông của các cảnghàng không hiện tại.

Beriev chưa giải thích rõ về dự án, tuy nhiên trong quá khứ họ từngcông bố khái niệm Be-2500 - một thủy phi cơ siêu nặng với trọng tải theo thiếtkế lên tới 1.000 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 2.500 tấn, sải cánh 125,5 m,chiều dài 115,5 m, tốc độ lớn nhất 800 km/h và phạm vi hoạt động dự kiến là16.000 km. Phương tiện mới đang nghiên cứu được xem là phiên bản thu nhỏ củaBe-2500.

Mô hình thủy phi cơ siêu lớn Be-2500 ra đời dưới thời Liên Xô. Ảnh: Wikipedia.

Được biết công việc thiết kế sơ bộ của chiếc Be-2500 đã khởi độngtừ thập niên 1980, máy bay nhiều theo nhận định sẽ chia sẻ một số nguyên tắcthiết kế với chiếc Ekranoplan lớp Lun "Quái vật biển Caspian" như độngcơ gắn gần buồng lái hay kết cấu của cánh.

Ekranoplan là phương tiện đặc biệt của của Liên Xô, nó được thiếtkế để lướt trên mặt nước ở độ cao khoảng 5 - 7 m nhờ "hiệu ứng mặt đất".Tuy nhiên không giống như Ekranoplan, chiếc Be-2500 được thiết kế để có thể hoạtđộng ở cả chế độ bay cao và bay là là mặt đất.

Dự án Be-2500 đã bị hủy bỏ theo sự tan rã của Liên bang Xô Viết,tuy nhiên hiện tại nó đang đứng trước cơ hội được quay trở lại nhất là khi nềnkhoa học công nghệ đã có quá nhiều thay đổi so với cách đây 40 năm.

Một phiên bản thu nhỏ của chiếc Be-2500 có thể sắp được Nga chế tạo. Ảnh: Defence Blog.

Mặc dù vậy có nhiều ý kiến cho rằng chương trình chế tạo phương tiệnlưỡng cư trên vẫn tỏ ra là quá viễn tưởng, khi một chiếc máy bay có trọng lượngcất cánh tối đa sánh ngang với một tàu hộ vệ tên lửa hạng trung.

Điều này càng trở nên bất khả thi với tình trạng của nước Nga ngàynay, khi ngành công nghiệp chế tạo của họ chưa đủ sức thay thế Ukraine, trongkhi đó ngay cả Kiev cũng chẳng sản xuất nổi động cơ siêu lớn cho chiếc máy baylưỡng cư trên.

Ngoài ra vấn đề kinh phí cũng được xem là một trở ngại rất lớn, ướctính ngân sách Nga sẽ phải chi ra số tiền khổng lồ mà hiệu quả thu lại đượcchưa chắc đã xứng dáng với những gì đã đầu tư, điều này càng khó khăn hơn khichi tiêu đang bị thắt chặt.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo