Quốc tế

Nga đập tan cuồng vọng tàu sân bay Mỹ

Nga sở hữu tên lửa siêu thanh có thể khiến Mỹ cân nhắc cắt giảm hạm đội tàu sân bay vốn có chi phí đắt đỏ và tốn kém trong hoạt động.

Siêu vũ khí tiêu diệt tàu sân bay

Trang Politexpert của Nga vừa đăng tải bài bình luận của chuyên gia quân sự Vasily Dandykin cho rằng việc Nga sở hữu tên lửa siêu thanh có thể sẽ khiến người Mỹ cân nhắc cắt giảm hạm đội tàu sân bay của mình.

Chuyên gia Nga tin rằng vũ khí siêu thanh của nước này có đủ khả năng tiêu diệt bất kỳ cùm tàu sân bay nào của hải quân Mỹ. Điều này khiến Washington đứng trước sự lựa chọn khó khăn bởi chi phí để chế tạo tàu sân bay cực kỳ tốn kém với con số hàng chục tỷ USD.

Trong khi đó, Nga đang đi theo con đường khác khi dựa vào vũ khí siêu thanh như các loại tên lửa Zircon hay Kinzhal. Các vũ khí của Nga có khả năng đạt tới vận tốc từ 8-10 M nên việc đánh chặn các tên lửa này là gần như không thể.

Nga sẽ khiến hạm đội tàu sân bay Mỹ suy tàn?

Ông Dadykin cho rằng chỉ cần từ 2-3 quả tên lửa như vậy là có thể tiêu diệt một tàu sân bay của Mỹ. Điều đáng nói là sự khác biệt về chi phí bỏ ra bởi giá thành của mỗi quả tên lửa của Nga chỉ bằng 1-2% giá trị của một chiếc tàu sân bay hoàn thiện của Mỹ.

Chuyên gia Nga nói: “Điều đó đồng nghĩa với sự sụp đổ của tư tưởng cho rằng tàu sân bay có thể giải quyết mọi vấn đề. Bên cạnh đó, các tàu sân bay hiện nay đòi hỏi phải có sự bảo vệ cao hơn từ các tàu ngầm và tàu nổi”.

Do đó, ông Dadykin nhận định rằng giới lãnh đạo quân sự Mỹ trong tương lai sẽ đi tới kết luận rằng phải cắt giảm số lượng tàu sân bay và chấp nhận luật chơi do Nga đặt ra. Ở một đất nước thích “đếm tiền” như Mỹ thì những con tàu đắt đỏ đòi hỏi những khoản chi phí lớn để bảo trì và bảo vệ sẽ mất đi vai trò.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng phải đầu tư nguồn lực đáng kể để đuổi kịp Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Chương trình này sẽ đòi hỏi phải có tiền.

Tên lửa siêu thanh Kinzhal dưới bụng máy bay MiG-31 của Nga

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark tuyên bố Mỹ có thể chế tạo vũ khí siêu thanh trong vòng 2 năm. Chỉ huy lực lượng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy cũng tiết lộ Washington đang tìm cách phát triển một tên lửa đạn đạo siêu thanh với tầm bắn từng bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga vốn đã sụp đổ hôm 2/8.

Một tháng sau đó, hôm 20/9, Bộ Quốc phòng Mỹ than vãn rằng, một giải pháp chi tiêu tạm thời đang đe dọa trì hoãn hoạt động phát triển và hiện đại hóa hàng loạt vũ khí, trong đó có các loại tên lửa siêu thanh. Theo cơ quan này, thiếu ngân sách “đang trì hoãn các thương vụ mua vũ khí quan trọng hàng đầu lâu dài, qua đó đẩy hoạt động chuyển giao theo kế hoạch rơi vào vùng nguy hiểm, ảnh hưởng bất lợi tới khả năng ngăn chặn và đánh bại các đối thủ ngang tầm”.

Báo chí Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang chạy đua phát triển các tên lửa siêu thanh có tốc độ cao hơn gấp 5 lần vận tốc âm thanh, nhằm đối phó với các loại vũ khí đã được Nga và Trung Quốc trình diễn. Trong năm 2018, quân đội Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa ARRW lớp "không đối đất". Cùng với đó, người Mỹ đang chế tạo tên lửa siêu thanh HCSW tầm xa dành cho không quân. Tổng cộng, các dự án ARRW và HCSW dự kiến tiêu tốn ngân sách Mỹ gần 1,5 tỷ USD.

Mỹ đuối sức trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Nga?

Các chuyên gia Mỹ như Bishop Garrison và Preston Lann từ Trung tâm chính sách công Joseph Rainey của Mỹ thừa nhận, Mỹ vẫn chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào đủ sức đẩy lùi vũ khí siêu thanh của Nga.

Theo các chuyên gia, việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước INF khiến Mỹ rơi vào tình thế khá nguy hiểm, vì các đối thủ giờ đây có thể "ra đòn trước hoặc tấn công phủ đầu vào những hệ thống cung cấp vũ khí hạt nhân". Thực tế địa chính trị biến đổi nhanh chóng càng làm nổi bật những rủi ro phát sinh từ việc Mỹ thiếu vắng khả năng bảo vệ khả thi trước vũ khí siêu thanh.

Ai đang cuồng vọng?

Trước đó, trang National Interest của Mỹ có bài phân tích “Nga nghĩ gì về tương lai tàu sân bay của Mỹ?” của Giáo sư Lyle J. Goldstein thuộc trường Cao đẳng Hải quân Mỹ. Bài viết được đăng tải vài tuần sau khi 19 quốc gia do Mỹ dẫn đầu kết thúc cuộc tập trận hải quân Sea Breeze năm 2019 trên Biển Đen. Động thái này được xem như cuộc biểu dương lực lượng ngay ngưỡng cửa của Nga.

Tuy nhiên, tác giả Goldstein chỉ ra rủi ro của các cuộc diễn tập như vậy đã không được nhận thức đầy đủ ở Washington. Ví dụ, có thông tin cho biết khoảng 18.000 quả mìn còn sót lại từ Thế chiến II vẫn nằm ở dưới Biển Azov và dọc theo các bờ biển của Biển Đen. Một quả mìn như vậy đánh chìm tàu chiến của NATO có thể gây ra cuộc chiến Mỹ-Nga.

Chuyên gia Mỹ thừa nhận điểm yếu của tàu sân bay

Chuyên gia Mỹ cho rằng, trong tình huống đó, các lực lượng NATO (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) ở Biển Đen sẽ bị xóa sổ trong vài giờ đầu của cuộc chiến. May mắn là Mỹ đã bị cấm mang tàu sân bay qua Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ theo Công ước Montreux. Ông Goldstein thừa nhận tàu sân bay Mỹ có thể sẽ bị phá hủy nhanh chóng bởi sự kết hợp mạnh mẽ của tàu ngầm diesel, các lực lượng tên lửa di động trên bờ và các tàu chiến được trang bị tên lửa tuy nhỏ nhưng đầy uy lực của Nga.

Mặc dù vậy, chuyên gia Mỹ đã chỉ ra rằng chính người Nga cũng đang mơ ước về một siêu tàu sân bay bất chấp những lập luận để “hạ giá” loại siêu vũ khí này.

Tạp chí quân sự Nga trung tuần tháng 7 đã đăng một nghiên cứu, trong đó đặt ra câu hỏi: “Tương lai của Hải quân Mỹ: Các tàu sân bay siêu hạt nhân hay hạng nhẹ?”. Trong bài viết, tác giả người Nga cho rằng giá trị của tàu sân bay đã bị nghi ngờ từ buổi bình minh của Thời đại nguyên tử.

Trong học thuyết quân sự của mình, người Mỹ đánh giá rằng sức mạnh không quân “luôn được coi là điều kiện tiên quyết cho chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào”. Thế nhưng thực tế hiện nay không hẳn như những kinh nghiệm đã cũ của Mỹ.

Tàu sân bay mới nhất của hải quân Mỹ Gerald D. Ford có máy phóng điện từ, công suất chứa máy bay lớn và số lượng phi hành đoàn ít hơn do được tự động hóa. Người Nga cũng lưu ý tới công nghệ lò phản ứng hạt nhân mới và khả năng tăng cường tàng hình của tàu sân bay Mỹ.

Tàu sân bay duy nhất của Nga mang tên Đô đốc Kuznetsov

Tuy nhiên, các chuyên gia Nga đã chỉ ra rằng siêu tàu sân bay của Mỹ có thể mắc “một số căn bệnh sơ đẳng nhất định” và khó có thể được giải quyết. Với mức giá 13 tỷ USD chưa tính đến máy bay và các tàu hộ tống, chính người Mỹ cũng đang đau đầu cân nhắc chế tạo các tàu sân bay nhỏ hơn với chi phí thấp hơn.

Một báo cáo của RAND về “Các lựa chọn cho tàu sân bay tương lai” của Mỹ từng đề xuất các siêu tàu sân bay 100.000 tấn nên được thay thế bằng các mẫu hạm 70.000 tấn, 40.000 tấn hoặc 20.000 tấn.

Chuyên gia Mỹ Goldstein đã “thông cảm” với những đánh giá của Nga vì nước Nga đã phải chứng kiến “sự thăng trầm” của lực lượng hải quân trong những thập kỷ gần đây. Tuy vậy, nhiều nhà lãnh đạo Nga vẫn mơ về một chiếc siêu mẫu hạm kiểu Ford sáng bóng mang biểu tượng của hải quân Nga - trên lá cờ chữ thập màu xanh của Thánh Andrew, nhưng điều này dường như là xa vời!

Theo Bảo Minh/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo