Nga đề xuất giảm 30% giá dầu cho châu Á
Hưởng lợi từ giá dầu cao, kinh tế Saudi Arabia sẽ phát triển nhanh hơn Mỹ / Tên lửa Ninja Mỹ xé nát thủ lĩnh al-Qaeda bằng dao, không cần gây nổ
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy kế hoạch áp trần giá dầu của Nga. Nguồn tin cũng cho biết có thể Nga đang cố giữ chân những người mua hiện thay thế khách châu Âu.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno cho biết Nga đang đề xuất bán dầu "với giá thấp hơn 30% giá thế giới".
"Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang cân nhắc việc này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản đối. Có người lo ngại chúng tôi sẽ phạm vào lệnh cấm vận của Mỹ", ông Uno cho biết.
Vòng trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực ngày 5/12. Lệnh này gồm cấm nhập dầu Nga, cấm cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tài chính cho tàu chở dầu Nga. Giới chức Mỹ lo ngại việc này sẽ khiến giá dầu tăng cao, từ đó khiến lợi nhuận của Nga càng phình to.
Một số nước châu Âu cũng đã ủng hộ ý kiến áp trần giá dầu Nga của Mỹ. Theo đó, dầu Nga sẽ vẫn được bảo hiểm nếu được mua dưới giá trần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hệ thống này sẽ chỉ có hiệu quả nếu các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ đồng ý tham gia. Các nước này hiện mua lượng lớn dầu Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các nước G7 đang thảo luận nghiêm túc đề xuất trên. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp và cần sự ủng hộ của các quốc gia khác.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực cùng thực hiện chiến lược này. Tuy nhiên, nó sẽ không hiệu quả nếu chỉ có các nước G7 tham gia. Chúng ta cần thêm các đối tác khác", ông Scholz cho hay.
Hiện chưa rõ lập trường của các nước châu Á về kế hoạch này. Tuy nhiên, rất ít quốc gia công khai ủng hộ. Ấn Độ lưỡng lự tham gia, do các ngành công nghiệp của nước này có thể mất cơ hội mua dầu Nga giá rẻ.
Theo Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo, liên minh áp trần giá lên dầu Nga đang ngày càng lớn và thêm nhiều nước khác đã tham gia. Mỹ muốn thực hiện kế hoạch này trước khi lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực vào tháng 12.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo việc áp trần có thể khiến Nga mất nguồn thu để cấp cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, đồng thời ghìm được giá ở mức thấp khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Quan chức G7 vẫn đang thảo luận về chi tiết kế hoạch. Những người ủng hộ cho rằng kể cả nếu các nước lớn không chính thức tham gia liên minh, nguồn thu của Nga vẫn sẽ giảm xuống, vì bên mua sẽ dễ đàm phán giảm giá với Nga hơn.
Dưới sức ép của làn sóng trừng phạt đến từ phương Tây, Nga đang tăng cường xuất khẩu dầu sang châu Á và nhiều thị trường khác, theo giới quan sát và dữ liệu của công ty Refinitiv (Anh).
Từ tháng 3/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã giảm nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga và thống nhất sẽ ngừng nhập khẩu hoàn toàn từ tháng 2/2023. Theo dữ liệu của Refinitiv, nhập khẩu dầu Nga của Hà Lan và Estonia trong tháng 8/2022 là 0, so với lần lượt 365.000 và 170.000 tấn của tháng trước đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo