Quốc tế

Nga đổi chiến thuật, từng bước làm tiêu hao hệ thống phòng không của Ukraine

Không quân Nga gần đây đã thay đổi chiến thuật và tăng cường các hoạt động tấn công, Alexei Dmitrashkovsky, người đứng đầu trung tâm báo chí của Ukraine cho hay.

Trí tuệ nhân tạo trở thành thị trường nghìn tỷ USD trong 5 năm tới / Niềm tin nhà đầu tư Eurozone giảm trong tháng 5

Theo ông Dmitrashkovsky, không giống như trước đây khi chiến đấu cơ Nga chủ yếu tiến hành các cuộc tuần tra phòng thủ, gần đây, “họ đã tiến hành các hoạt động phối hợp: 2 máy bay đánh lừa các lực lượng phòng không của chúng tôi và chiến đấu cơ thứ ba thực hiện tấn công".

Từ tháng 11/2022, khi Moscow rút khỏi hữu ngạn sông Dnieper ở khu vực Kherson, máy bay chiến đấu Nga chủ yếu tiến hành các hoạt động phòng thủ. Các nhiệm vụ trên không dọc chiến trường được tiến hành nhằm ngăn cản chiến đấu cơ Ukraine tấn công lực lượng mặt đất Nga, đồng thời yểm trợ cho quân đội Nga.

Các máy bay chiến đấu Nga như Su-35S và Su-30SM bay tuần tra trên không 24/7 tại các khu vực được chỉ định, trong khi MiG-31 BM thỉnh thoảng cũng tham gia những cuộc tuần tra như vậy.

nga doi chien thuat, tung buoc lam tieu hao he thong phong khong cua ukraine hinh anh 1
Chiến đấu cơ Nga. Ảnh: Wikipedia

Các chiến đấu cơ này được trang bị các tên lửa không đối không hoặc kết hợp giữa tên lửa không đối không và tên lửa chống bức xạ. Tên lửa chống bức xạ được sử dụng để tấn công vào bất kỳ hệ thống radar nào của Ukraine phát ra bức xạ để theo dõi máy bay chiến đấu Nga.

Các máy bay chiến đấu của Nga bay tuần tra để ngăn chặn radar của Ukraine và bảo vệ cho các máy bay ném bom (Su-34), máy bay tấn công (Su-30SM, Su-25) và trực thăng tấn công (Mi-28, Mi-35, Ka-52). Trước đó, các chiến đấu cơ tuần tra trên cũng ngăn cản các máy bay tấn công của Ukraine (MiG-29, Su-25 & Su-24) nhắm vào quân đội Nga trên tiền tuyến.

Vai trò then chốt của “Thần Chết siêu thanh”

Khả năng của tên lửa Kh-31P nhằm phá hủy bất kỳ hệ thống radar nào của Ukraine đóng vai trò then chốt trong chiến thuật giành ưu thế trên không của Nga.

 

Kh-31P được thiết kế để phá hủy các hệ thống radar của tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa, các hệ thống radar kiểm soát chiến dịch trên không và radar cảnh báo sớm.Tên lửa này sử dụng đầu dò thụ động để hoạt động trong một vài chế độ tự điều khiển, bao gồm tìm kiếm tự động và kiểm soát bên ngoài. Đầu dò băng thông rộng bao quát toàn bộ phạm vi tần số hoạt động hiện tại và ước tính đối với các hệ thống phòng không của đối phương.

Các phi công Nga thường gọi Kh-31PD là "Thần Chết siêu thanh", cho thấy tên lửa này trên thực tế gần như không bị tổn thương trước các hệ thống phòng không của đối phương nhờ tốc độ cao và khả năng tấn công đáp trả. Nga khẳng định tỷ lệ thành công của tên lửa Kh-31PD trong các chiến dịch ở Ukraine là 98%.

Chấp nhận rủi ro để làm tiêu hao hệ thống phòng không đối phương

Lý do chiến đấu cơ Nga hoạt động ngoài hệ thống phòng không Ukraine bất chấp năng lực của tên lửa Kh-31P là bởi Kiev sử dụng Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo sớm từ Mỹ và NATO, giúp nhận được thông tin về mục tiêu trong thời gian thực. Nhờ vậy, các tên lửa của Ukraine có thể nhắm vào máy bay chiến đấu của Moscow mà không cần kích hoạt radar tìm kiếm, gây rủi ro cho chiến đấu cơ và phi công Nga.

Tuy nhiên, theo một quan chức Ukraine, chiến đấu cơ Nga hiện không còn ở ngoài tầm hoạt động của các hệ thống phòng không của Ukraine. Thay vào đó, chúng tiến vào các vùng không phận giao tranh để khiêu khích hệ thống phòng không của Ukraine tấn công và từ đó xác định được vị trí các hệ thống này. Nói cách khác, chiến đấu cơ Nga chấp nhận rủi ro để làm tiêu hao các hệ thống phòng không của Ukraine.

 

Ngoài ra, Kiev dường như đang cạn kiệt dần tên lửa phòng không. Các máy bay chiến đấu Nga bay ở độ cao trung bình và được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử đã làm giảm khả năng thành công của các cuộc tấn công tên lửa. Rõ ràng, Nga tin là những rủi ro có thể chấp nhận được và đã đến lúc để tấn công.

Theo ông Dmitrashkovsky, Nga bắt đầu sử dụng UAV cảm tử theo cách khác. Moscow đang dùng UAV Geran-2 để “khiêu khích” hệ thống phòng không Ukraine tấn công và sau đó tấn công lại các hệ thống này bằng UAV Lancet.

Tận dụng khả năng của bom lượn

Không quân Nga trước đó đã sử dụng bom lượn như UPAB-1500B, PBK-500U Drel, và Grom (Thunder) trong các chiến dịch trên không nhằm vào các lực lượng của Ukraine. Những quả bom này có tầm hoạt động khoảng 60km và chứa từ 500 - 1.500kg thuốc nổ. Các vụ nổ trên phạm vi lớn từ những quả bom này có thể khắc phục bất kỳ sự thiếu chính xác nào trong quá trình định vị.

Nếu hệ thống phòng không Ukraine không thể tấn công những quả bom này, Kiev sẽ đối mặt với một kịch bản rất tồi tệ. Nhưng ngay cả khi có thể nhắm vào chúng, Ukraine vẫn đối mặt với rủi ro bị tấn công từ tên lửa Kh-31P được phóng từ máy bay chiến đấu Nga trong các cuộc tuần tra nhằm giành ưu thế trên không.

 

Trước đó, EurAsian Times đưa tin, Nga dường như đã triển khai UAV tấn công hạng nặng LO Sirius dọc tiền tuyến ở Ukraine. Những UAV này có khả năng thả những quả bom dẫn đường chính xác nặng 100kg từ khoảng cách xa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm