Quốc tế

Nga đối diện nguy cơ sa lầy khi đưa quân tới Karabakh

DNVN - Việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Karabakh bị nhận xét là hành động tiềm ẩn đầy nguy cơ và có khả năng khiến Nga bị sa lầy như tại Syria.

Chuyên gia: Nga sẽ trả Crimea trong một tuần nếu bị mất eo biển Bosphorus / Ukraine khoe máy bay không người lái tấn công cực mạnh

Cách đây vài ngày, truyền thông ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một tuyên bố về ý định của Ankara sẽ hành động rất cứng rắn ở Karabakh, và nếu Nga can thiệp vào, thậm chí họ biến cuộc xung đột này thành một Syria thứ hai cho Điện Kremlin.

Tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ viết: “Trước đó Moskva đã hai lần đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Yerevan và Baku, nhưng những nỗ lực này không đủ để ngăn chặn cuộc đổ máu".

"Không ai mong đợi kết quả lâu dài và những đột phá từ cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cùng với các Bộ trưởng Ngoại giao Armenia và Azerbaijan - đây là điều rõ ràng".

"Trong khi quân đội Azerbaijan hàng ngày nắm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mới tại Karabakh thì Thủ tướng Armenia - ông Nikol Pashinyan tiếp tục sốt sắng tìm kiếm cơ hội cứu vãn".

"Khi nhận thấy không thể biến tình hình ở Karabakh thành một cuộc xung đột toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan, ông Pashinyan đã đe dọa về một cuộc chiến kéo dài trong vùng đất này".

"Cuộc chiến sẽ kéo dài trong nhiều năm và gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực. Pashinyan muốn biến Karabakh thành một Syria thứ hai và làm gia tăng mối lo ngại đối với Nga, Iran cũng như Liên minh châu Âu", tờ Daily Sabah cảnh báo.

Nga bắt đầu đưa binh sĩ của mình tới Karabakh. Ảnh: Avia-pro.

Nga bắt đầu đưa binh sĩ của mình tới Karabakh. Ảnh: Avia-pro.

Trong diễn biến mới nhất, hiệp ước ngừng bắn giữa các bên tham chiến đã được ký kết và 1.960 binh sĩ Nga cùng với một đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại vùng đất này, tương tự như những gì diễn ra tại Syria.

Trái ngược với thỏa thuận đạt đượcliên quan đến hiệp định đình chiến tại Karabakh, các nhà phân tích phương Tây bình luận chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan giành chiến thắng. Hơn nữa, rõ ràng tình hình đang phát triển theo kế hoạch ban đầu của ông Erdogan.

Theo các chuyên gia, tình hình trên lãnh thổ Karabakh sẽ không có cách nào được giải quyết trong thời gian trước mắt, tuy nhiên hiện nay phía Nga đã can thiệp vào đó một cách khá vội vàng.

“Sau khi Nga từ chối hỗ trợ Armenia, quân đội Artsakh có thể sẽ không tuân theo lệnh ngừng bắn, đặc biệt là trước thực tế một nửa lãnh thổ của Karabakh sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Baku".

 

"Đừng quên rằng hàng nghìn tay súng thánh chiến thân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không đi đâu cả, điều đó có nghĩa là tình hình đang 'bùng nổ', nhưng lần này quân đội Nga có thể sẽ phải vào cuộc", một nhà phân tích tại Avia-pro nói.

Trong số những điều khác, nhà phân tích cũng không loại trừ khả năng sắp tới Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan sẽ cố gắng phá hoại quan hệ giữa Nga và Armenia.

Điều này sẽ khiến trong tương lai có thể các bên sẽ yêu cầu Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Karabakh và nối lại xung đột, qua đó hoàn toàn trả lại toàn bộ vùng đất nàycho Azerbaijan.

“Thủ tướng Pashinyan đã làm mất lòng tin của người dân Armenia đối với Nga. Đây là điều dẫn đến nguy cơ gây suy yếu vị thế của Nga trong khu vực và biến Karabakh trở thành Idlib thứ hai, nơi mọi người sẽ kiên quyết phản đối Nga", vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm