Quốc tế

Nga muốn đưa ‘thế thân’ con người lên kiểm soát Mặt trăng

Dự án đưa các rô bốt và “thế thân” của con người lên Mặt trăng được cho là có nhiều nét tương đồng với bộ phim khoa học viễn tưởng Avatar.

Chấn động: Con người sẽ trở lại Mặt Trăng nhờ người Nga? / Lò phản ứng hạt nhân của nam sinh 17 tuổi từng gây chấn động nước Mỹ

Đài RT ngày 7/11 dẫn lời Tổng giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin hé lộ kế hoạch đầy tham vọng nhằm giúp con người từ Trái đất có thể điều khiển đội ngũ rô bốt thế thân trên Mặt trăng.
“Chúng tôi đang nói về việc tạo ra một căn cứ lâu dài và không do con người quản lý thường xuyên nhưng có thể ghé thăm”, ông nói.
Mặt trăng có thể sẽ có những "thế thân" của con người ẢNH CHỤP MÀN HÌNH RT

Mặt trăng có thể sẽ có những "thế thân" của con người. Ảnh chụp màn hình RT.

Theo ông Rogozin, căn cứ trong tương lai sẽ chủ yếu được quản lý bởi “các hệ thống rô bốt, thế thân của con người có thể thi hành nhiệm vụ trên bề mặt Mặt trăng”. Dự án này sẽ lớn hơn cả chương trình Apollo của Mỹ cách đây khoảng 50 năm.
Ông Rogozin không tiết lộ chi tiết về vẻ ngoài cũng như chức năng của các “thế thân” (avatar) này. Tuy nhiên, từ ngữ ông dùng cũng là tựa đề bộ phim khoa học viễn tưởng của đạo diễn James Cameron vào năm 2009.
Bộ phim thành công lớn kể về hành tinh Pandora nơi con người không thể hít thở không khí nên đã nhập vào những thế thân gọi là Na’vi.
Bên cạnh đó, Roscosmos cũng đang nghiên cứu tính khả thi của ý tưởng sử dụng đất đá trên Mặt trăng để sản xuất vật liệu xây dựng bằng công nghệ in 3D.
“Chúng tôi đang nghiên cứu khai thác đất mặt trăng để tạo thành loại bột đặc biệt rồi đưa vào máy in 3D để sản xuất gạch phục vụ cho mục đích xây dựng các cơ sở ngay trên mặt trăng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí so với hiện nay”, ông Rogozin cho hay.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng gạch xây dựng in 3D từ đất mặt trăng sẽ được sử dụng rộng rãi trên Trái đất, góp phần bảo vệ môi trường và tiết giảm chi phí. Mặt khác, Giám đốc Rogozin cho biết thêm Roscosmos cũng muốn đánh giá khả năng tận dụng nguồn tài nguyên khí helium-3 rất dồi dào trên mặt trăng để sản xuất nhiên liệu cho tàu vũ trụ.
Theo Thanh niên
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm