Quốc tế

Nga: Mỹ xóa 'tàn dư an ninh' sẽ hủy diệt thế giới

Nga tố cáo việc Mỹ coi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3 là một ‘tàn dư an ninh’, sẽ đe dọa đến hòa bình thế giới.

Chiến hạm Mỹ không chạy được nếu thiếu Nga và Trung Quốc! / Tuyên bố sốc từ Nga với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

Trung Quốc từ chối tham gia hiệp ước vũ khí

Vừa qua, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong NATO là Pháp đã nêu quan điểm về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3). Chính quyền Paris kêu gọi Nga và Hoa Kỳ gia hạn hiệp ước và điều chỉnh một số vấn đề để xây dựng thỏa thuận sẽ thay thế nó.

Bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh, trách nhiệm chính đối với sự tồn tại của hiệp ước này thuộc về hai cường quốc Nga và Mỹ. "Hoa Kỳ và Nga sở hữu gần 95% kho dự trữ hạt nhân của thế giới, có trách nhiệm chính trong việc duy trì các công cụ kiểm soát hiện có đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường" - báo cáo của Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3) được ký kết năm 2010, vẫn là hiệp ước giới hạn vũ khí duy nhất hiện nay giữa Nga và Hoa Kỳ. Văn kiện này hết hạn hiệu lực vào tháng 2 năm 2021 và hiện thời Washington không công bố có ý định gia hạn hay không.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói lên nguyện vọng xây dựng thỏa thuận hạt nhân mới giữa ba bên Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng Bắc Kinh đã phản bác ý tưởng này và khẳng định rằng, Trung Quốc sẽ không tham gia cuộc đàm phán của Nga và Hoa Kỳ.

Hôm 08/11, Nhà lãnh đạo Cục kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Phó Thông tuyên bố, ‘mong ước cháy bỏng’ của Washington là thu hút Bắc Kinh tham gia cuộc đàm phán giữa Nga với Hoa Kỳ về cắt giảm vũ khí - có thể chỉ là cái cớ để chính quyền Donald Trump rút khỏi một số thỏa thuận quốc tế quan trọng khác.

“Tôi nghĩ là sai lầm khi nói về những cuộc đàm phán ba bên, mời Trung Quốc tham gia cuộc thương lượng giữa Mỹ và Nga về cắt giảm vũ khí. Nói chung, đây là hành độnglàm sai lệch, nhằm phân tán sự chú ý khỏi những mục đích hiện thực. Đây chỉ là nguyên cớ để Hoa Kỳ rút khỏi những thỏa thuận quốc tế quan trọng khác” - ông Phó nhận định trong Hội nghị về không phổ biến vũ khí.

Trước đó, ông Phó Thông đã nêu quan điểm của chính quyền Bắc Kinh là “tuy không tham gia cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí giữa Nga và Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc sẵn sàng cắt giảm vũ khí hạt nhân ở mức hợp lý”.

Nếu Mỹ không gia hạn START-3, hoàn bình và an ninh thế giới sẽ bị đe dọa nghiêm trọng

Nếu Mỹ không gia hạn START-3, hoàn bình và an ninh thế giới sẽ bị đe dọa nghiêm trọng

Nga nói gì về quan điểm của Mỹ?

Trong bối cảnh vừa qua Mỹ đã rút khỏi INF (Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trung), Moscow đã lên tiếng bày tỏ sự ngại về tình hình với Hiệp ước START-3, văn kiện sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021 và kêu gọi Washington gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược, bởi đây là con đường duy nhất giúp tránh sự sụp đổ của các cơ chế kiểm soát vũ khí trong lĩnh vực tên lửa-hạt nhân thế giới.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, trong những năm gần đây, Hoa Kỳ có vẻ “ráo riết thúc đẩy chủ đề này”, nhưng đồng thời lại né tránh thảo luận nội dung cụ thể; do đó, tương lai của hiệp ước đang trở nên “rất bất định”, đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới.

Theo vị quan chức Nga, trong điều kiện hiện tại, việc gia hạn Hiệp ước START rõ ràng là bước đi hợp lý duy nhất có thể ngăn chặn không cho bối cảnh chiến lược trở nên tồi tệ hoàn toàn, tránh sụp đổ cơ chế kiểm soát và hạn chế vũ khí trong lĩnh vực tên lửa-hạt nhân, để có thời gian tiếp tục nghiên cứu và hoạch định phương pháp tiếp cận, bao gồm cả với vũ khí và công nghệ quân sự mới, suy tính các phương pháp kiểm soát.

 

Bình luận về lập trường của Hoa Kỳ đối với thỏa thuận quan trọng này, chuyên gia Boris Rozhin từ Trung tâm Báo chí Chính trị-Quân sự đã chỉ ra rằng, Hoa Kỳ luôn theo đuổi đường lối phá hủy toàn bộ hệ thống các hiệp ước hiện có về hạn chế vũ khí thông thường cũng như vũ khí hạt nhân.

Sau khi rút khỏi Hiệp ước INF, Washinton hiện đang thảo luận vấn đề chấm dứt hiệp ước START-3 sau năm 2021. Hoa Kỳ tuyên bố ở nhiều cấp độ khác nhau, rằng, hoặc thỏa thuận này sẽ bị chấm dứt vì nó không có lợi cho nước Mỹ, hoặc là Nhà Trắng sẽ đề nghị Nga và Trung Quốc cùng ký thỏa thuận với những điều khoản mới có lợi hơn cho Hoa Kỳ.

Chuyên gia Boris Rozhin nhận định, rõ ràng là những hiệp định như vậy sẽ phương hại cho quyền lợi của Nga và Trung Quốc, nên Bắc Kinh và Moscow sẽ không đồng ý và các thỏa thuận sẽ không bao giờ đạt được. Do những hành động như vậy của Hoa Kỳ, những gì còn sót lại của hệ thống an ninh quốc tế mà chính quyền của ông Donald Trump coi là “những tàn dư an ninh” trong quá khứ có thể sẽ bị phá bỏ hoàn toàn.

Hiệp ước về cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) được cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ký kết vào ngày 8/4/2010 tại thủ đô Prague, Cộng hòa Séc. bắt đầu hiệu lực từ ngày 5 tháng 2 năm 2011 và sẽ hết hạn vào năm 2021.

1

Văn kiện quy định rằng, mỗi bên sẽ cắt giảm dần số lượng kho vũ khí hạt nhân của mình. Thỏa thuận cũng buộc Nga và Hoa Kỳ phải trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn hạt nhân và phương tiện mang phóng theo lịch trình hai lần một năm.

 

Ngày 5 tháng 2 năm 2018 là ngày khởi đầu thời hạn cuối cùng mà Nga và Hoa Kỳ cần đạt chỉ số kiểm soát theo START-3; tuy nhiên, nếu Mỹ không bàn bạc gia hạn hiệp định, đây có thể sẽ là những ngày tháng cuối cùng của một thỏa thuận bảo đảm cho hòa bình và an ninh thế giới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm