Quốc tế

Nga ra đòn hiểm, đẩy Israel vào cửa tử: Tel Aviv tức lồng lộn, có dám chọc "tổ kiến lửa"?

Những chuyến "hàng nóng" dồn dập chuyển hướng tới một địa điểm bất khả xâm phạm ở Syria đang khiến Israel tức tối, lồng lộn, nhưng chắc chắn họ không dám chọc giận "Gấu Nga".

Mỹ khẳng định vẫn là một bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran, Nga lên tiếng / Mỹ có ngư lôi dọa đánh bại mọi tàu Nga

Chuyến "hàng nóng" thứ 2 tới khu vực bất khả xâm phạm

Như vậy, hôm 12/05, với chuyến hàng thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần qua từ Iran tới Syria đã hạ cánh xuống căn cứ sân bay Khmeimim, đầu não bất khả xâm phạm của Không quân và các lực lượng viễn chinh Nga ở Syria.

Sự kiện đặc biệt này cho thấy một thay đổi mang tính bước ngoặt trong cuộc đối đầu giữa Israel với Iran cùng các bên liên quan là Nga và Syria. Trong đó, Nga được cho là ông lớn đứng ra "bảo kê" còn Syria, tất nhiên, là "chủ nhà".

Chuyến hàng thứ 2 kể trên do một chiếc máy bay vận tải hạng nặng IL-76 của Syria đã cất cánh từ Tehran, thủ đô Iran tới hạ cánh tại sân bay chiến lược của Nga ở tỉnh Latakia, Syria.

Hàng hóa trên khoang của chiếc vận tải cơ này được cho là toàn những thứ "nóng hổi" mà Israel hết sức lo sợ.

Trước đó, trong một động thái hiếm hoi và đầy bất ngờ, ngày 04/05/2020, Nga đã cho phép Iran được tiếp cận căn cứ sân bay chiến lược Khmeimim, đầu não của các lực lượng vũ trang Nga tại Syria khi một chiếc máy bay vận tải IL-76 của Syria cất cánh từ sân bay Mehrabad ở Tehran (Iran) và sau đó hạ cánh xuống căn cứ này.

Trước đó, những chuyến bay tương tự thường được thực hiện giữa Tehran và Damascus, và chúng luôn bị Quân đội Israel giám sát chặt chẽ, và vài lần Không quan Israel đã tấn công các kho chứa hàng hóa vừa được dỡ xuống từ các chuyến bay này.

"Đây được cho là một hành động thách thức đối với Thủ tướng Israel Netanyahu, người có quan điểm cực kỳ cứng rắn, thường xuyên đe doạ tấn công Quân đội Iran bất kể lúc nào", trang thông tin hàng không Nga Avia.Pro nhận định.

Các nhà quan sát Trung Đông nhận định sở dĩ căn cứ Khemimim của Nga trở thành đầu cầu không vận, tiếp nhận "hàng nóng" từ Iran chở sang là để tránh các cuộc không kích tương tự như những đợt tấn công mà Israel từng tiến hành nhằm vào sân bay quốc tế Damascus cũng như sân bay T4, 2 mục tiêu "ưa thích" của tên lửa Israel.

Nga ra đòn hiểm, đẩy Israel vào cửa tử: Tel Aviv tức lồng lộn, có dám chọc tổ kiến lửa? - Ảnh 2.

Căn cứ sân bay T4 ở Syria là mục tiêu tấn công ưa thích của Israel.

Như vậy, nếu như chuyến hàng đầu tiên hôm 04/05 khiến người ta còn nghi ngờ, nhưng với chuyến hàng thứ 2 hạ cánh ở Khmeimim thì đã có thể khẳng định, Nga đã đứng ra "bảo kê" cho cầu không vận mới từ Iran tới Syria.

Israel có dám đối đầu trực diện với "Gấu Nga"?

Việc các chuyến hàng nóng từ Iran tới Syria ngay trước mũi mình khiến Israel vừa lo lắng vừa tức tối.

Tel Aviv lo lắng là điều có thể lý giải được, vì giờ đây Tehran đã có một đầu cầu an toàn để tương đối thoải mái vận chuyển người và vũ khí trang bị tới Syria.

Nga ra đòn hiểm, đẩy Israel vào cửa tử: Tel Aviv tức lồng lộn, có dám chọc tổ kiến lửa? - Ảnh 3.

Vũ khí trang bị từ Iran được chở tới Syria và từ đó tỏa đi khắp nơi.

 

Có lẽ Iran đang thực hiện chiến thuật "kiến tha lâu đầy tổ", tích tụ dần dần vũ khí để đến một thời điểm thích hợp nào đó có thể phát động một cuộc tấn công bão táp từ "tiền phương" Syria. Tới túc đó, Israel có muốn đỡ cũng khó bởi vũ khí Iran ngày càng tinh vi và uy lực sát thương lớn hơn. Cả Mỹ và Saudi đều đã được nếm mùi.

Đẩy chiến tranh ra khỏi "sân nhà" là ưu tiên hàng đầu của Iran, điều mà cả Nga, Syria lẫn Israel và các đồng minh của họ đều thấu hiểu. Tel Aviv tất nhiên vẫn hết sức cứng rắn, luôn sẵn sàng thực hiện các đòn tấn công phủ đầu, đánh sập bất cứ nguy cơ nào trước khi nó đủ lướn để đe dọa Nhà nước Do Thái.

Tuy nhiên, dường như lần này họ đã vấp phải "hòn đá tảng" chặn đường đó là Nga. Trên thế giới này, có lẽ chảng ai dám chọc giận "Gấu Nga" bởi khi "nó" nổi giận, chẳng có thứ gì đỡ được.

Gruzia dưới thời Tổng thống Mikheil Saakashvili là một ví dụ - chú bé "tí hon" đã được nếm mùi đau khổ trong cuộc chiến ngắn ngủi chỉ kéo dài có 5 ngày vào tháng 8 năm 2008.

Cần phải nhắc lại rằng, Khmeimim là cứ địa "bất khả xâm phạm" được ví như "tổ kiến lửa". Với lực lượng phòng không hùng hậu, Nga đủ sức bẻ gãy bất cứ đòn tấn công nào của Mỹ và liên quân chứ đừng nói là Israel, cho dù quân đội Do Thái là một thế lực đáng gớm ở Trung Đông.

 

Tất nhiên, người Do Thái thừa hiểu hậu quả sẽ thế nào một khi "Gấu Nga" ra đòn, họ đủ khôn ngoan để tránh đối đầu trực diện, thay vào đó là sẽ đi đường vòng kết hợp các biện pháp cả ngoại giao và quân sự.

Về ngoại giao, có thể Tel Aviv sẽ "đi đêm" với Moscow để hạn chế những chuyến bay như vừa rồi tới "tổ kiến lửa". Nếu chưa thành công hoặc bị Nga từ chối, Israel có thể sẽ tiến hành săn diệt khi những chuyến hàng tỏa ra khỏi Khmeimim, ra khỏi vòng bảo vệ của phòng không Nga, nhưng như thế sẽ khó khăn và tốn kém gấp bội so với trước đây.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm