Nga trang bị giáp lồng cho siêu pháo “lửa mặt trời” TOS-1A
Uy lực tên lửa có khả năng hạt nhân Nga đặt ở Belarus / Cạn kiệt pháo, Nga và Ukraine tìm cách hạ nhiệt “cơn khát” vũ khí
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy Nga trang bị giáp lồng cho hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A, dường như để đối phó với máy bay không người lái (UAV) của Ukraine. Bình luận về hình ảnh này, ông Rob Lee -thành viên Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (Mỹ)cho rằng: “Ngay cả hệ thống TOS-1Acủa Nga cũng được che chắn ở phần trên”.
TOS-1A thường được gọi là súng phun lửa hạng nặng, nhưng về bản chất, đây là hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MRLS) sử dụng tên lửa nhiệt áp. Tên lửa nhiệt áp là loại vũ khí sử dụng oxy từ không khí để tạo ra một vụ nổ có nhiệt độ cao, gây ra hàng loạt sóng chấn động dài và lớn hơn các loại vũ khí sử dụng chất nổ thông thường. Kể từ khi xung đột bùng phát, Nga đã sử dụng hệ thống này để tấn công các cứ điểm của Ukraine, gây tổn thất nặng nề cho đối phương.
Ông David Hambling, chuyên gia quốc phòng tại Mỹ nhận định phương pháp nhanh nhất để vô hiệu hóa hệ thống vũ khí này là xác định vị trí và phá hủy chúng trước khi khai hỏa. Ông Hambling cho rằng, TOS-1Ađóng vai trò rất quan trọng đối với quân đội Nga, song cũng bày tỏ sự lo ngại về thiệt hại mà nó gây ra cho cơ sở hạ tầng của Ukraine.
TOS-1A là hệ thống pháo phản lực phóng đạn nhiệt áp duy nhất trên thế giới. Sức mạnh và tác động của hệ thống này trong thực chiến đã khiến Ukraine phải tìm mọi cách đối phó. Tổ chức phân tíchtình báonguồnmở Oryx cho rằngUkraine đã phá hủy hoặc làm hư hại 2 hệ thống TOS-1A của Nga và thu giữ 4 hệ thống này.
Video do Cơ quan an ninh Ukraine công bố trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột cho thấy, một máy bay không người lái của Ukraine đã đâm vào TOS-1A ngay khi nó chuẩn bị khai hỏa. Thời gian qua, Ukraine tăng cường sử dụng UAV thả thuốc nổ xuống vũ khí Nga và gây ra thiệt hại cho một số tổ hợp khí tài. Nga có hàng nghìn xe tăng, xe bọc thép và hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MRLS). Những vũ khí này có khả năng bị tấn công bằng tên lửa Javenlin hay vũ khí chống thiết giáp của Ukraine. Vì thế việc lắp đặt giáp bảo vệ có thể được Nga xem là biện pháp đối phó hiệu quả để bảo vệ các loại chúng, đặc biệt là những hệ thống quan trọng như TOS-1A.
Giáp lồng là biện pháp phòng thủ độc đáo, dùngcho các phương tiện quân sự hạng nặng để giảm bớt tác động từ các cuộc tấn công bằng UAV hay vũ khí chống tăng sử dụng đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT). Nga từng lắp đặt giáp lồng cho xe tăng T-80.
Phát biểu vởi Eurasia Times, ông Patrick Donahoe, cựu chỉ huy Trường tác chiến cơ động của Quân đội Mỹ tại Fort Benning, bang Georgia cho biết: “Việc sử dụng giáp lồng có từ Thế chiến 2. Loại giáp này đã chứng minh hiệu quả khi chống lại các đầu đạn nổ mạnh chống tăng bằng cách xé nát đầu đạn hoặc kích nổ chúng sớm để làm giảm lực xuyên giáp bên trong. Thời gian gần đây, chúng tôi đã chứng kiến hệ thống giáp lồng tự chế được đặt trên xe thiết giáp Strykers tại Iraq và Afghanistan để bảo vệ nó khỏi đạn chống tăng vác vai như RPG-7. Tuy vậy, tên lửa chống tăng hiện đại có thể xuyên thủng loại giáp này, thậm chí cả giáp phản ứng nổ (ERA)”.
Nga cũng được cho là trang bị giáp lồng cho những chiếc xe tăng T-62 cũ của nước này trước khi đưa chúng ra mặt trận. Tuy vậy, nhiều chuyên gia quân sự đã hoài nghi về công dụng của giáp lồng, cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến kíp lái xe tăng. Trả lời phỏng vấn tạp chí Moskovsky Komsomolets, ông Aleksei Ukhachev – chỉ huy đơn vị xe tăng của Nga cho biết: “Chúng tôi đã hàn các tấm lưới trên nóc xe tăng của mình, nhưng cuối cùng phải tháo chúng ra. Lưới sắt đã gây ra nhiều vấn đề: súng máy không quay được, ăng-ten vướng vào lưới, radio bị cháy và chúng tôi không thể liên lạc được”. Chưa kể những tấm giáp nàykhông thể làm chệch hướng tên lửa trên chiến trường và khiến kíp lái khó thoát ra ngoài nếu xe tăng trúng đạn.
Mặc dù giáp lồng không thể bảo vệ phương tiện trước các loại vũ khí lớn thả từ trên không hoặc tên lửa chống tăng có dẫn đường, nhưng chúng lại cung cấp biện pháp bảo vệ trước các cuộc tấn công của máy bay không người lái.
Chuyên gia quân sự Col J.S. Sodhi giải thích: “Sau khi bị mất nhiều phương tiện chiến đấu bọc thép trong cuộc xung đột kéo dài. Nga đã tìm các biện pháp ứng phó. Việc sử dụng giáp lồng có thể giúp giảm thiểu phần nào tổn thất đối với các phương tiện và vũ khí. Chúng được lắp ở phần trên, bao bọc tháp pháo của xe tăng vốn là nơi có lớp giáp mỏng nhấn, dễ bị tấn công. Tuy vậy, nó lại không có khả năng bảo vệ phương tiện trước các cuộc tấn công từ bên hông”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo