Quốc tế

Ngỡ ngàng tàu lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam

DNVN - Nói đến chiếc tàu lớn nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, hầu như ai cũng sẽ nghĩ đó là các tàu tuần tra DN-2000 hay là tàu tuần duyên CSB 8020 Mỹ cung cấp cho Việt Nam, nhưng tất cả đều trật lất!

BM-21 Việt Nam sẽ được trang bị đạn dẫn đường AccuLAR 122 mm Israel? / Quân đội Mỹ dự kiến thời gian "nghỉ hưu" của cường kích lừng danh 47 tuổi

Chiếc tàu lớn nhất hiện nay của Cảnh sát biển Việt Nam không là DN-2000 có lượng giãn nước 2.500 tấn hay tàu CSB 8020 có lượng giãn nước đến 3.250 tấn, mà đó phải là chiếc tàu do Việt Nam thiết kế, chế tạo hoàn toàn từ A-Z. Ảnh: CSB Việt Nam

Chiếc tàu lớn nhất hiện nay của Cảnh sát biển Việt Nam không là DN-2000 có lượng giãn nước 2.500 tấn hay tàu CSB 8020 có lượng giãn nước đến 3.250 tấn, mà đó phải là chiếc tàu do Việt Nam thiết kế, chế tạo hoàn toàn từ A-Z. Ảnh: CSB Việt Nam

 Đó là tàu vận tải đa năng, tiếp dầu trên biển CSB 7011. Với chiều dài lớn nhất gần 90m, rộng lớn nhất 14m, cao mạn 6,25m, lượng giãn nước đầy tải trên 4.300 tấn, CSB-7001 hiện giữ "danh hiệu tàu lớn nhất" của Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: CSB Việt Nam

Đó là tàu vận tải đa năng, tiếp dầu trên biển CSB 7011. Với chiều dài lớn nhất gần 90m, rộng lớn nhất 14m, cao mạn 6,25m, lượng giãn nước đầy tải trên 4.300 tấn, CSB-7001 hiện giữ "danh hiệu tàu lớn nhất" của Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: CSB Việt Nam

Theo trang thông tin điện tử Cảnh sát biển Việt Nam, tàu CSB-7011 được đóng mới tại Công ty đóng tàu Hồng Hà Z173, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Đây là một trong 7 con tàu hiện đại được Chính phủ đầu tư cho Lực lượng Cảnh sát biển theo chương trình Nghị quyết 72/2014/QH13 của Quốc hội Khóa XIII, nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới. Ảnh: CSB Việt Nam

Theo trang thông tin điện tử Cảnh sát biển Việt Nam, tàu CSB-7011 được đóng mới tại Công ty đóng tàu Hồng Hà Z173, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Đây là một trong 7 con tàu hiện đại được Chính phủ đầu tư cho Lực lượng Cảnh sát biển theo chương trình Nghị quyết 72/2014/QH13 của Quốc hội Khóa XIII, nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới. Ảnh: CSB Việt Nam

Tàu được ký hợp đồng thi công đóng mới vào ngày 26/11/2014, hạ thủy năm 2016 và chính ra biên chế cho Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28/7/2016. Ảnh: CSB Việt Nam

Tàu được ký hợp đồng thi công đóng mới vào ngày 26/11/2014, hạ thủy năm 2016 và chính ra biên chế cho Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28/7/2016. Ảnh: CSB Việt Nam

Tàu CSB 7011 có nhiệm vụ vận chuyển dầu và cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực - thực phẩm, vật tư kỹ thuật - hậu cần cho các tàu hoạt động trên biển cũng như cho các đảo và nhà giàn. Ảnh: CSB Việt Nam

Tàu CSB 7011 có nhiệm vụ vận chuyển dầu và cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực - thực phẩm, vật tư kỹ thuật - hậu cần cho các tàu hoạt động trên biển cũng như cho các đảo và nhà giàn. Ảnh: CSB Việt Nam

Bên cạnh đó, tàu CSB 7011 còn có nhiệm vụ hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ có thể bám biển dài ngày (cung cấp dầu, nước ngọt, nhu yếu phẩm và sửa chữa nhỏ); tham gia phối hợp tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng biển đảo và các công việc khác khi có yêu cầu. Ảnh: CSB Việt Nam

Bên cạnh đó, tàu CSB 7011 còn có nhiệm vụ hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ có thể bám biển dài ngày (cung cấp dầu, nước ngọt, nhu yếu phẩm và sửa chữa nhỏ); tham gia phối hợp tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng biển đảo và các công việc khác khi có yêu cầu. Ảnh: CSB Việt Nam

 

 Khả năng vận chuyển và tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt của tàu lên tới 2000m3 dầu và 500m3 nước ngọt. Về khả năng vận chuyển và tiếp tế hàng hậu cần: hàng khô khoảng 300 tấn, hàng đông lạnh khoảng 30 tấn; rau củ quả các loại khoảng 80 tấn. Ngoài ra tàu còn bố trí hệ thống buồng khám, sơ cứu, điều trị phục vụ công tác quân y và xưởng sửa chữa kỹ thuật phục vụ bảo đảm dịch vụ sửa chữa kỹ thuật vừa và nhỏ. Ảnh: CSB Việt Nam

Khả năng vận chuyển và tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt của tàu lên tới 2000m3 dầu và 500m3 nước ngọt. Về khả năng vận chuyển và tiếp tế hàng hậu cần: hàng khô khoảng 300 tấn, hàng đông lạnh khoảng 30 tấn; rau củ quả các loại khoảng 80 tấn. Ngoài ra tàu còn bố trí hệ thống buồng khám, sơ cứu, điều trị phục vụ công tác quân y và xưởng sửa chữa kỹ thuật phục vụ bảo đảm dịch vụ sửa chữa kỹ thuật vừa và nhỏ. Ảnh: CSB Việt Nam

Tàu được trang bị xuồng xuyên lửa có khả năng chống cháy, sẽ mang theo kíp thủy thủ lao xuống biển trong trường hợp có hỏa hoạn. Ảnh: CSB Việt Nam

Tàu được trang bị xuồng xuyên lửa có khả năng chống cháy, sẽ mang theo kíp thủy thủ lao xuống biển trong trường hợp có hỏa hoạn. Ảnh: CSB Việt Nam

Hệ thống cần cẩu trên tàu dài 18m, có thể cẩu được trọng tải 5 tấn hàng tiếp tế trên biển. Tàu có tốc độ tối đa 13,5 hải lý/giờ, tầm hoạt động đến 6.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 60 ngày đêm và chịu được sóng, gió cấp 9-11. Ảnh: CSB Việt Nam

Hệ thống cần cẩu trên tàu dài 18m, có thể cẩu được trọng tải 5 tấn hàng tiếp tế trên biển. Tàu có tốc độ tối đa 13,5 hải lý/giờ, tầm hoạt động đến 6.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 60 ngày đêm và chịu được sóng, gió cấp 9-11. Ảnh: CSB Việt Nam

Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm