Quốc tế

Ngư lôi hạt nhân Poseidon, vũ khí 'bá chủ' giúp Nga dễ dàng áp chế Mỹ

Nga đã phát triển thành công ngư lôi hạt nhân Poseidon, truyền thông Mỹ gọi loại ngư lôi này là 'ngư lôi hạt nhân ngày tận thế' hay vũ khí 'hủy diệt văn minh nhân loại'.

Nga hiện là quốc gia sở hữu những tàu ngầm tiên tiến nhất trên thế giới, những năm qua, Nga dựa vào điều này để áp chế các hạm đội Hải quân của Mỹ. Có thể nói, phương án tập trung toàn lực phát triển tàu ngầm hạt nhân của Nga đã đạt được thành công rực rỡ, nếu như Nga đi theo con đường phát triển tàu sân bay của Mỹ, thì đến nay Nga sẽ không phải là đối thủ lớn nhất của Mỹ.

Hiện nay, không chỉ sở hữu những vũ khí hạt nhân đáng sợ đủ để áp chế Mỹ, Nga còn có lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ số 1 thế giới. Đáng chú ý, Nga đã phát triển thành công ngư lôi hạt nhân Poseidon, truyền thông Mỹ gọi loại ngư lôi này là “ngư lôi hạt nhân ngày tận thế”, thuộc “vũ khí trả đũa lần thứ 3”. Để mang theo Poseidon, Nga đang tiến hành chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân tàu ngầm hạt nhân đặc chủng Khabarovsk thuộc đề án 09851 có thể mang 6 quả Poseidon, dự kiến hoàn thành năm 2020; tàu ngầm hạt nhân đặc chủng Bergorod có thể mang theo 6-8 quả Poseidon.

Ngư lôi hạt nhân Poseidon có thể tạo ra cơn sóng thần mang theo phóng xạ cao hàng trăm mét. Nguồn: Sina.Có thể bạn quan tâm

Nếu trang bị loại ngư lôi hạt nhân này trên tàu ngầm Belgorod thì có thể trực tiếp tấn công đến lãnh thổ Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang “bó tay” trước loại ngư lôi này của Nga.Poseidon với điện tích hạt nhân có thể tiếp cận bờ biển Mỹ trong “im lặng tuyệt đối” và tạo ra “ngày tận thế” với một cơn sóng thần mang theo phóng xạ cao hàng trăm mét. Chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, ngư lôi Poseidon của Nga là vũ khí “hủy diệt văn minh nhân loại”, Nga nên loại bỏ hoàn toàn các loại vũ khí như vậy. Quốc hội Mỹ đã thông qua nhiều kênh thông tin để kêu gọi Nga dừng chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân đặc biệt Belgorod của dự án 09852 mang theo ngư lôi Poseidon.

Mục đích và bối cảnh phát triển ngư lôi Poseidon

Thứ nhất, Nga là quốc gia sở hữu chiều sâu phòng thủ lớn nhất trên thế giới, ngoài căn cứ Hải quân, hải cảnh và nhiều thành phố lớn như St. Petersburg, Murmansk, Sevastopol, Novorossiysk và Vladivostok, thì hầu hết vị trí của các cụm điểm dân cư và ngành công nghiệp đều ở xa bờ biển. Nga trải qua 100 năm thực hiện chính sách sản xuất nội địa và tăng cường chiều sâu phòng thủ.

Để đảm bảo ưu thế địa chính trị hiện nay, Nga cần một vũ khí có khả năng răn đe mạnh mẽ đối với các tập đoàn công nghiệp ven biển, những tập đoàn này chiếm 60% -100% nền kinh tế hàng hải Nga. Cùng với đó, Mỹ và đồng minh đang bị tụt hậu với Nga trong lĩnh vực vũ khí chiến lược, điều này là lợi thế của Nga để phát triển một loại vũ khí chiến lược tiếp theo trên cơ sở phát huy các lợi thế của mình.

Nga cần phát triển một loại vũ khí chiến lược tiếp theo trên cơ sở phát huy các lợi thế của mình. Nguồn: Sina.

Thứ hai, “báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Nga trước năm 2020” chỉ ra, “các chính sách của nước lớn nhằm đạt được vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực quân sự, chủ yếu là lực lượng hạt nhân chiến lược, là mối đe dọa đối với an ninh quân sự của Nga”. Mỹ và các quốc gia khác không ngừng phát triển vũ khí chiến lược mang tính tấn công, đáng chú ý, Mỹ đang hợp tác cùng Anh, Pháp đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân để tạo thành “tam giác hạt nhân”.

Anh và Pháp cũng không có dự định tham gia và Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí hạt nhân, điều này cho phép Mỹ tham gia vào Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí hạt nhân cùng với Nga nhưng vẫn có thể sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công các quốc gia khác thông qua kho hạt nhân của Anh, Pháp. Trong khi đó Nga không có liên minh, do vậy việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân mới mang tính răn đe mạnh mẽ là sự lựa chọn hàng đầu của Nga.

Anh và Pháp không có ý định tham gia vào Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí hạt nhân.Nguồn: Sina.

Thứ ba, theo thông tin mới nhất, Quân đội Mỹ đang đẩy nhanh việc phát triển đầu đạn siêu âm cho tàu ngầm hạt nhân Colombia. Cùng với đó, máy bay ném bom B-21 cũng đã được Mỹ đưa vào biên chế, điều này cho phép sức mạnh tấn công hạt nhân của Mỹ được nâng cao lên một trình độ mới.

Trong khi đó, Nga không thể phát triển vũ khí hạt nhân trên quy mô lớn do hạn chế của quân đội, vì vậy, Nga cần phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược có sức mạnh vượt trội so với Mỹ. So với ngư lôi thông thường có tầm bắn chỉ vài chục km, ngư lôi hạt nhân chiến lược có thể đạt tới hàng ngàn km và có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân có sức mạnh lên đến hàng triệu tấn TNT, đủ để chống lại các tàu mặt nước và tàu ngầm lớn.

Hiện trạng và lịch sử phát triển

Từ năm 1950 – 1954, Liên Xô đã phát triển dự án ngư lôi hạt nhân siêu lớn T-15 với điện tích hạt nhân lên đến 100 triệu tấn, có thể phóng ở cư li lần lượt là 30 và 50 km, tùy thuộc vào động cơ của ngư lôi. Phương tiện mang ngư lôi này nằm trong hạng mục “cá voi” của Liên Xô, ngư lôi nhằm tấn công các mục tiêu chiến lược ở bờ biển Mỹ. Tuy nhiên, dự án T-15 đã bị tạm dừng vì không thể đảm bảo được các phương tiện mang theo ngư lôi này có thể vượt qua khu vực phòng thủ chống ngầm của đối phương và không đảm bảo được ngư lôi có thể trúng mục tiêu mà không bị đánh chặn.

Poseidon - Siêu ngư lôi hạt nhân vô tiền khoáng hậu của Nga. Nguồn: Sina.

Ngày 10/11/2015, Tổng thống Nga Putin đã “vô tình” công khai về ngư lôi hạt nhân siêu lớn Status-6 trên truyền hình. Tên đầy đủ của hệ thống này là hệ thống đa năng hải dương Status-6”, đơn vị chế tạo là Cục thiết kế trung ương công trình biển Rubin (CKB Rubin). Hệ thống này có mục đích là “tiêu diệt các cơ sở kinh tế, căn cứ quân sự trọng yếu của đối phương trên bờ biển bằng cách tạo ra một khu vực nhiễm phóng xạ rộng lớn, để đảm bảo đối phương không thể thực hiện các hoạt động quân sự, kinh tế và các hoạt động khác trong khu vực này trong một thời gian dài”.

Ngày 27/11/2016, một phương tiện lặn không người lái tương tự “Status-6” đã được phóng thử nghiệm từ tàu ngầm diesel-điện. Đến tháng 3/2018, sau khi Tổng thống Putin công khai động cơ hạt nhân của thiết bị lặn không người lái này, thế giới mới chính thức nắm bắt đầy đủ về những thay đổi của lĩnh vực vũ khí chiến lược. Quan chức Nga ngoài việc công khai tên là Poseidon còn miêu tả chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của loại ngư lôi này. Chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, Poseidon chính là phiên bản nghiên cứu nhiều năm qua của Nga Status-6.

Ngư lôi hạt nhân Poseidon nằm trong kế hoạch đưa vào biên chế vũ khí giai đoạn 2018 – 2027 của Nga. Cuối năm 2017, Nga đã thử nghiệm động cơ của ngư lôi này cả trên không và dưới nước, kết quả thử nghiệm cho thấy “động cơ này nhỏ hơn 100 lần so với động cơ của tàu ngầm truyền thống, nhưng lại mạnh mẽ hơn nhiều, thời gian để đạt được sức mạnh tối đa chỉ là bằng 1/200 của tàu ngầm hạt nhân”.

Đầu năm 2019, truyền thông Nga đưa ra nhiều báo cáo chỉ ra, nguyên bản của thiết bị lặn không người lái động cơ hạt nhân Poseidon chính là Status-6, đồng thời tiết lộ sẽ trang bị loại ngư lôi này cho 32 đơn vị chiến đấu, Nga sẽ chế tạo 8 tàu ngầm hạt nhân để mang theo ngư lôi này. Tháng 2/2019 Poseidon hoàn thành thử nghiệm dưới nước. Ngày 23/4/2019, Nga hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đặc chủng Belgorod, tàu ngầm này có thể mang theo 6-8 ngư lôi Poseidon. Theo kế hoạch, năm 2020 sẽ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đặc đặc chủng Khabarovsk cũng có thể được trang bị Poseidon.

Sách lược sử dụng Poseidon

Poseidon có khả năng khởi động nhanh, hệ thống động cơ loại nhỏ có công suất lớn, dài 24 m, đường kính 1,6 m, trọng lượng 40 tấn, được trang bị bánh lái lớn. Vỏ của Poseidon có kích thước phù hợp với các lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn, đầu đạn tích hợp và buồng nén tải. Các đặc tính của lò phản ứng Poseidon có thể được ước tính dựa trên dữ liệu được công bố từ lò phản ứng sử dụng hợp kim uranium-235 nitride và chất làm mát lò phản ứng thứ nhất sử dụng hợp kim chì-bismuth lỏng, với công suất nhiệt 30 MW, năng lượng điện 10 MW.

Thời gian mà Poseidon có thể chiến đấu trên biển được ước tính lên đến vài năm, Poseidon sẽ xuất phát từ biên giới thềm lục địa, thông qua tín hiệu vô tuyến điện vệ tinh cao tần và thông tin cơ sở, đồng thời kết nối với tàu ngầm ở các khu vực định sẵn, và sau đó tự di chuyển đến các cơ sở dịch vụ kỹ thuật và sửa chữa. Nếu như Poseidon được đặt tại gần thềm lục đia Âu – Á và thềm lục địa châu Phi, hoàn toàn có thể tự mình quay trở về căn cứ bảo dưỡng theo lập trình định sẵn.

Như vậy, sách lược sử dụng Poseidon là:

(1) Ở thời bình, sử dụng tàu ngầm hạt nhân để vận chuyển trực tiếp từ căn cứ đến biên giới của các thềm lục địa xa xôi, và tự động triển khai Poseidon đến biên giới thềm lục địa Á-Âu và châu Phi, mục tiêu là các khu kinh tế của đối phương dọc biên giới.

(2) Trong tình huống đặc thù, tàu mặt nước hoặc tàu khác trực tiếp vận chuyển đến biên giới lãnh hải của đối phương, chiếm đóng vị trí thấp ở thềm lục địa đối phương, tiềm phục trong các con tàu lớn bị đắm ở dưới đáy biển. Sau khi nhận được tín hiệu ở tần số thấp, sử dụng tốc độ tối đa (50-100 hải lý tùy thuộc vào độ sâu di chuyển) để tấn công mục tiêu.

Nhiệm vụ 1: “Vô thanh” tấn công, lẩn trốn “tốc độ cao”

Theo nguồn tin từ quan chức ngành công nghiệp quốc phòng tiết lộ với hãng thông tấn Tass, không chỉ là các hệ thống chống ngầm và chống ngư lôi như hiện nay mà cả các phương pháp trong tương lai của Mỹ cũng chưa thể đối phó được với Poseidon. Do, Poseidon có tốc độ hơn 200 km/h, sử dụng kỹ thuật “siêu dẫn” (sử dụng các hiệu ứng xâm thực để tạo ra một bong bóng khí hoặc hơi đủ lớn để bao bọc một vật thể đi qua một chất lỏng, làm giảm đáng kể lực ma sát da trên vật thể và cho phép tốc độ cao).

Nga là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực hoạt động dưới nước, những năm 1940 của thế kỷ 20, Liên Xô đã bắt đầu thử nghiệm lý thuyết xâm thực trong một nhánh của TsAGI, bằng cách tiến hành “chuyến bay dưới nước” của một viên đạn được bao quanh bởi bong bóng khí. Poseidon sử dụng công nghệ siêu dẫn có nguồn gốc từ ngư lôi squall (Шквал) được phát triển vào những năm 1960. Tốc độ thực tế đạt được trong quá trình thử nghiệm là 370 km/h. Phải đến năm 1977, Mỹ mới có thể chế tạo được vũ khí có tính năng tương tự. Trong khi đó, năm 1977 Liên Xô đưa vào sử dụng ngư lôi này.

Poseidon có 2 hình thái sử dụng khác nhau: (1) Chế độ “bí mật”, sau khi rời tàu ngầm hạt nhân, nó tiếp tục hành động độc lập ở tốc độ tương đối thấp khoảng 50 km/h. Ở chế độ này, Poseidon hoàn toàn là “thiết bị vô hình”. Ước tính, trạm sonar tiên tiến nhất của Mỹ chỉ có thể phát hiện Poseidon khi ở cư ly cách mục tiêu 2-3 km.

(2) Chế độ khẩn cấp, trong trường hợp bị phát hiện bởi hệ thống phòng thủ chống ngầm, Poseidon sẽ chuyển sang chế độ này. Khi đó tốc độ của nó là hơn 200 km/h, tiếp cận với tốc độ của squall. Tốc độ này đủ để thoát khỏi sự truy đuổi của ngư lôi đối phương. Ngay cả ngư lôi Mark 48 nhanh nhất (100 km/h) ở Mỹ cũng không thể đuổi kịp Poseidon. Hơn nữa, Poseido di chuyển ở độ sâu 1.000 mét, khiến xác suất đánh chặn thực tế giảm xuống bằng không.

Poseidon sử dụng động cơ hạt nhân có công suất là 8 Megawatt. Kim loại lỏng (nóng chảy) được sử dụng làm môi trường truyền nhiệt trích xuất năng lượng từ lõi lò phản ứng. Lò phản ứng này hoàn toàn phù hợp cho các phương tiện dưới nước, nó có 2 ưu điểm, gồm: (1) Không có tiếng ồn do sử dụng một máy bơm năng lượng từ tính hoạt động theo nguyên lý điện từ, không có bất kỳ bộ phận quay và di chuyển. (2) Lò phản ứng trung bình nhiệt kim loại lỏng (LMT) có thể thay đổi chế độ hoạt động gần như ngay lập tức so với lò phản ứng làm mát bằng nước, đủ để đảm bảo rằng, Poseidon chuyển từ chế độ “im lặng” sang chế độ tốc độ tối đa với thời gian tối thiểu, do đó tránh thành công các cuộc đánh chặn bằng ngư lôi đối phương.

Động cơ hạt nhân của Poseido có thể cung cấp năng lượng cho hành trình lên đến 10.000 km. Hệ thống quán tính được sử dụng như một hệ thống hỗ trợ dẫn đường và để theo dõi chuyển động trên địa hình đáy biển. Địa hình được ghi lại bằng cách sử dụng sonar 3D nằm trong phần mũi của Poseidon.

Poseidon là một phương tiện dưới nước đa năng. Trong phiên bản mạnh nhất, nó là vũ khí răn đe hạt nhân với sức mạnh của đầu đạn hạt nhân lên đến 100 megatons, có thể gây ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng trong khu vực rộng lớn, nó có khả năng sát thương lớn hơn tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ cũ. Có thể ở chế độ “đợi lệnh” trong thời gian dài dọc theo bờ biển lục địa Bắc Mỹ. Nếu như tên lửa cần thời gian để tiếp cận mục tiêu được chỉ định và vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa, thì Poseidon đã sẵn sàng và đang chờ lệnh để phóng đầu đạn, vì vậy Poseidon được coi như có “thời gian tiếp cận mục tiêu bằng không”.

Nhiệm vụ 2: Tiêu diệt cụm tàu sân bay

Một nhiệm vụ chiến đấu khác của Poseidon là tiêu diệt cụm tàu sân bay tấn công. Poseidon có khả năng mang theo đầu đạn có trọng lượng lên đến vài tấn, mạnh hơn nhiều so với các đầu đạn của ngư lôi hiện đại có trọng lượng dưới 500 kg.

Nhiệm vụ 3: Thu thập thông tin tình báo

Cuối cùng là nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo. Trong quá trình tự chủ dẫn đường, Poseidon sẽ thu thập thông tin rồi gửi đến “tàu ngầm mẹ”. Các tàu ngầm mẹ của Poseidon bao gồm tàu ngầm diesel-điện thuộc đề án 20120; tàu ngầm hạt nhân đặc chủng Khabarovsk thuộc đề án 09851 có thể mang 6 quả Poseidon, dự kiến hoàn thành năm 2020; tàu ngầm hạt nhân đặc chủng Bergorod có thể mang theo 6-8 quả Poseidon.

Theo Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo