Quốc tế

Người Kurd dùng tên lửa Nga bắn hạ F-16

Truyền thông Nga vừa đăng tải thông tin gây bất ngờ rằng lực lượng người Kurd vừa bắn hạ 1 tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ tấn công do lực lượng người Kurd thực hiện diễn ra hôm 17/10 khi chiếc tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành không kích vào khu vực do người Kurd kiểm soát thì bất ngờ bị tấn công bằng tên lửa vác vai.

Pha tấn công đã khiến chiếc F-16 phát nổ và rơi ngay sau đó, viên phi công được cho là đã thiệt mạng. Dù không có hình ảnh về vụ tấn công nhưng thông tin này cũng đã được hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận. Hiện lực lượng người Kurd không tiết lộ vũ khí bắn hạ chiếc F-16 và Ankara cũng chưa có tuyên bố chính thức nào về thống tin này.

Tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên theo nguồn tin quân sự địa phương, tên lửa bắn rơi F-16 cũng loại với vũ khí đã bắn hạ trực thăng Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ hồi giữa tháng 10 cho thấy, nhiều khả năng đây chính là 9K38 Igla-S - dòng tên lửa phòng không vác vai do Nga sản xuất.

Như vậy là chỉ trong chưa đầy 10 ngày, đã có 2 chiếc máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ là nạn nhân của Igla-S. Thực tế này cho thấy, chính Igla-S chứ không phải vũ khí nào khác của lực lượng người Kurd đe dọa nhiều nhất đến hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.

Igla-S là loại tên lửa đất đối không cá nhân do Nga sản xuất được coi là có khả năng tấn công chiến đấu cơ và trực thăng cực kỳ hiệu quả, nhất là khi những máy bay này hoạt động ở độ cao thấp. Tên lửa có khả năng tấn công và phá hủy nhiều loại mục tiêu khí động học khác nhau ở cự li xa tới 6km.

Việc áp dụng các thuật toán lập trình mới và hệ thống điện tử tiên tiến giúp tăng đáng kể khả năng "miễn dịch" với nhiễu điện tử của đối phương, qua đó tăng cường xác xuất tiêu diệt mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình cận âm, máy bay không người lái... hiện đại. Đạn tên lửa của tổ hợp Igla-S sử dụng đầu nổ cận đích, tạo ra khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu với xác suất cao.

Việc tích hợp các vi mạch điện tử mới đã giúp giảm đáng kể thể tích phần chiến không gian bên trong cho các cảm biến dò tìm và dẫn đường, do đó, trọng lượng đầu nổ của tên lửa đã tăng từ 1,3 đến 2,5kg, tạo ra sức công phá và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn mà không làm tăng trọng lượng tổng thể của tên lửa.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo