Quốc tế

Nhìn lại chương trình đại tu, nâng cấp Su-27 của Việt Nam

Các tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker của Trung đoàn không quân 925 hiện đang được tích cực đại tu, sửa chữa lớn để sớm quay lại trực chiến.

Nhà máy A32 - Cục Kỹ thuật - Quân chủng Phòng không - Không quânlà cơ sở đầu ngành trong việc sửa chữa, tăng hạn máy bay chiến đấu cho Khôngquân nhân dân Việt Nam.

Trong năm 2016, Nhà máy A32 cùng các chuyên gia đến từ Ukraine đã hoàn thành chương trình đại tu, kéo dài hạn sử dụng cho chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi nó đã trải qua 20 năm sử dụng.

Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 hoàn thành quá trình đại tu. Ảnh: Su-27 Flanker.

Chiếc tiêm kích trên đã ngay lập tức quay trở lại thành phần trựcchiến của Trung đoàn 925 và còn tham gia diễn tập bắn đạn thật tiêu diệt mụctiêu mặt đất, chứng minh năng lực của Việt Nam trong việc sửa chữa lớn chiến đâúcơ hiện đại.

Sau hơn 3 năm quay lại biên chế chiến đấu, chiếc Su-27UBK trên đãthực hiện được thêm hơn 200 giờ bay an toàn, một lần nữa khẳng định năng lực củađội ngũ kỹ sư hàng không Việt Nam.

Thành công của chương trình đại tu, sửa chữa lớn chiến đấu cơSu-27UBK (phiên bản 2 chỗ ngồi) đã tạo tiền đề để Nhà máy A32 thực hiện nôịdung tương tự đối với biến thể Su-27SK (phiên bản 1 chỗ ngồi).

Với những kinh nghiệm thu được, đầu năm 2017, Nhà máy A32 đã đâỷnhanh tiến độ bằng cách đưa 2 chiếc Su-27SK số hiệu 6001 và 6003 lên dây chuyềnbảo dưỡng cùng lúc.

Trong một phóng sự tiếp theo do Kênh truyền hình quốc phòng thựchiện, trên dây chuyền sửa chữa lớn của nhà máy A32 còn xuất hiện thêm 2 chiếcSu-27 nữa đó là tiêm kích Su-27SK số hiệu 6002 và Su-27UBK số hiệu 8522.

Tiêm kích Su-27SK số hiệu 6001 hoàn thành quá trình đại tu. Ảnh: Jetphotos.

Sang tới đầu năm 2019, hình ảnh chiếc tiêm kích Su-27SK số hiêụ6001 mang màu sơn mới nằm trên sân đỗ của Nhà máy A32 đã được đăng tải, cho thâýnó đã hoàn thành công tác đại tu.

Tiêm kích Su-27SK số hiệu 6002 hoàn thành quá trình đại tu. Ảnh: Vietnam Air Spotter.

Và mới đây, hình ảnh của chiếc tiêm kích Su-27SK tiếp theo được Nhà máy A32 sửa chữa, tăng hạn sử dụng với số hiệu 6002 cũng đã xuất hiện.

Các tiêm kích Su-27SK/UBK sau khi hoàn thành quá trình đại tu, sưảchữa lớn đều được sơn màu rằn ri xanh lá tương tự những chiếc Su-30MK2 của đợttiếp nhận sau này.

Màu sơn như trên tạo ra sự đồng bộ và thống nhất, thể hiện tínhchính quy của một lực lượng không quân đang được đầu tư mạnh mẽ để tiến thẳnglên hiện đại.

Việc liên tiếp đưa các chiến đấu cơ Su-27 thuộc cả hai phiên bảnSu-27SK và Su-27UBK trở lại đội hình chiến đấu của trung đoàn không quân 925 rõràng là thành tích nổi bật của Nhà máy A32.

Tuy nhiên trước tình hình cấp bách, một mình nhà máy A32 thực hiệncông tác đại tu tiêm kích Su-27 có vẻ hơi quá sức, chính vì vậy mà một số máybay đã được đưa sang Belarus để tăng hạn sử dụng, đồng thời cũng là mẫu đối chứngcông nghệ.

Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8523 bay thử tại sân bay Baranovichi, Belarus. Ảnh: Jetphotos.

Vừa qua hình ảnh chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8523 của ViệtNam với màu sơn mới, cất cánh từ sân bay Baranovichi, Belarus, nơi đặt Nhà máysửa chữa máy bay số 558 đã được truyền thông nước bạn đăng tải.

Dự kiến những máy bay chiến đấu Su-27 Flanker này sẽ sớm trở về ViệtNam để quay lại thành phần trực chiến của Trung đoàn không quân 925 với chất lượngvà một "cuộc sống" mới.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo