Quốc tế

NÓNG: Nga có thể nhượng bộ 3 điều kiện "khủng", đổi lấy yếu điểm của Ukraine

Dự thảo văn bản đang được cân nhắc giữa Nga và Ukraine vẫn còn lại điểm khúc mắc lớn nhất.

Politico: Tổng thống Biden vô tình để lộ bí mật "động trời" - Mỹ huấn luyện lính Ukraine đánh Nga? / Toàn cảnh chiến sự Ukraine trưa 29/03: Mariupol sắp thất thủ - Giờ phút sụp đổ đã rất gần

"Nhượng bộ" của Nga

Financial Times (FT) dẫn nguồn thạo tin cho biết, Nga không còn yêu cầu Ukraine "phi phát xít hóa" và sẵn sàng để Kiev gia nhập EU nếu nước này duy trì trạng thái không liên kết về mặt quân sự như một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên.

Thông tin được đăng tải trước thềm cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm nay, 29/3.

Theo đó, Moscow và Kiev bàn thảo về khả năng chấm dứt thù địch như một phần trong thỏa thuận, liên quan tới việc Ukraine từ bỏ mong muốn trở thành thành viên NATO để đổi lấy triển vọng gia nhập EU, nguồn tin của FT cho biết và nhấn mạnh trước cuộc đàm phán rằng vấn đề này vẫn chưa được chốt.

Nguồn tin của FT tiết lộ, dự thảo ngừng bắn trên văn bản không bàn tới 3 yêu cầu chủ chốt mà Nga đưa ra ở thời điểm đầu - phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và bảo vệ ngôn ngữ Nga tại Ukraine.

Chủ tịch Đảng “Phụng sự nhân dân” David Arakhamia, thành viên đoàn đàm phán của Ukraine chia sẻ với FT rằng các bên đã tiến gần tới thỏa thuận về đảm bảo an ninh và tiến trình gia nhập EU của Ukraine.

Ukraine từ bỏ những gì, đổi lấy những gì?

Theo thỏa thuận đang được cân nhắc, Ukraine sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân hoặc cho phép mở các căn cứ quân sự nước ngoài, bên cạnh điều khoản lớn là từ bỏ gia nhập NATO.

Đổi lại, Ukraine sẽ có được cái mà Arakhamia gọi là "gần với Điều 5 của NATO" - các thành viên trong liên minh phải hỗ trợ lẫn nhau nếu một nước bị tấn công. Đó là đảm bảo an ninh từ nhiều nước, bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Trung Quốc, Italy, Ba Lan, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ phải có được sự nhất trí với các "bên bảo đảm" và được quốc hội của các nước đó phê chuẩn, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết.

Các bên hiện vẫn chưa đồng ý bảo đảm an ninh cho Ukraine, nguồn tin của FT cho hay, nhưng "hiện tại chúng tôi cũng chưa nhận được lời từ chối nào" - ông Arakhamia nói.

Ukraine sẽ đưa thỏa thuận vào trưng cầu dân ý trong vòng vài tháng trước khi sửa đổi hiến pháp của mình, ông Zelenksy nói - một tiến trình mất ít nhất 1 năm.

"Vấn đề duy nhất được giải quyết là hình thức bảo đảm quốc tế mà Ukraine tìm kiếm, tuy nhiên... chúng tôi vẫn phải có được sự chấp thuận của các bên bảo đảm, nếu không thỏa thuận sẽ không bao giờ được hiện thực hóa", ông Arakhamia nói.

Dự thảo văn bản đang được cân nhắc còn lại điểm khúc mắc lớn nhất: Đó là mong muốn của Ukraine về việc lấy lại khu vực lãnh thổ mà Nga sáp nhập năm 2014. Theo nguồn tin của FT, vấn đề này sẽ được bàn thảo trong cuộc đàm phán giữa tổng thống hai nước trong tương lai.

Ông Arakhamia cho biết, Moscow yêu cầu Ukraine công nhận quyền kiểm soát của Nga về Crimea cũng như 2 khu vực ly khai ở Donbass.

"Chúng tôi sẽ không công nhận bất cứ đường biên giới nào ngoại trừ biên giới được xác định trong tuyên ngôn độc lập", Arakhamia nói, "Đó là điều tối quan trọng".

Hiện tại, Ukraine đã sẵn sàng bàn tới các vấn đề nhân đạo như khôi phục nguồn cung cấp nước của Crimea và cam kết không bao giờ chiếm lại bán đảo này bằng vũ lực - nguồn tin của FT tiết lộ.

Nếu lệnh ngừng bắn được duy trì, các Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Ukraine sẽ gặp để soạn thảo các văn bản riêng biệt nhằm tiến tới hoàn thiện các đảm bảo an ninh và thỏa thuận về những vấn đề xã hội như bảo vệ ngôn ngữ Nga ở Ukraine. Sau đó sẽ tới những nỗ lực nhằm sắp xếp cuộc hội kiến giữa ông Putin và ông Zelensky.

Thận trọng khi nói về đột phá

Liên quan tới triển vọng hòa đàm, ông Arakhamia cho rằng vẫn nên thận trọng khi nói tới khả năng đạt đột phá trong đàm phán.

"Tất cả các vấn đề" đều được đặt "lên bàn đàm phán ngay từ thời điểm đầu" nhưng "nhiều điểm - mỗi yếu tố lại có những điểm còn khúc mắc", ông Arakhamia nói. Một nguồn tin khác liên quan tới đàm phán cho biết, Ukraine lo ngại phía Nga thay đổi lập trường, cả về áp lực quân sự lẫn những yêu cầu như "phi quân sự hóa" Kiev.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lại cho rằng chính phía Ukraine mới là bên liên tục thay đổi lập trường và chối bỏ chính những ý tưởng mà mình đã đưa ra trước đó.

Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh: Nga không thể và sẽ không đề cập tới tiến triển bởi điều đó có thể làm tổn hại tới tiến trình đàm phán. "Tính tới thời điểm này, tiếc là chúng tôi không thể nói tới bất kỳ đột phá hay thành tựu đáng kể nào", ông Peskov nói.

Xung đ?t Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm