NÓNG: Thủ tướng Orban mời ông Putin đến Hungary để đối thoại với phía Ukraine
Toàn cảnh chiến sự Ukraine trưa 6/4: Nga không kích dữ dội, giao tranh ác liệt ở Mariupol / Chỉ huy Azov Ukraine ở Mariupol bỏ chạy, mặc lính - Nga liên tiếp diệt trực thăng giải cứu
Ảnh minh hoạ
Mới đây, hãng RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết nước này đang cân nhắc thanh toán khí đốt cho Nga bằng đồng rúp.
Trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nói rằng khí đốt Nga là lựa chọn duy nhất của đất nước ông, do Hungary nằm trong đất liền và sẽ không thể trực tiếp nhận được khí đốt hóa lỏng từ Mỹ.
"Vấn đề không phải là mặc thêm một chiếc áo, giảm một chút nhu cầu sưởi ấm, hay trả thêm một chút chi phí, mà thực tế là không có năng lượng từ Nga, Hungary sẽ không còn năng lượng", ông Orban nói và cho rằng việc thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp không phải là vấn đề đối với Hungary.
Theo Reuters, cũng trong ngày 6/4, ông Orban đã mời ông Putin tới Hungary để có cuộc đối thoại với phía Ukraine. Cụ thể, ông Orban cho biết ông đã nói chuyện rất lâu với Tổng thống Nga Vladimir Putin và yêu cầu ông thông báo một lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine.
Ông Orban cho biết ông đã mời Putin tham dự các cuộc hội đàm tại Hungary với các tổng thống Ukraine và Pháp cũng như thủ tướng Đức. Ông nói rằng phản ứng của ông Putin là "tích cực", nhưng nhà lãnh đạo Nga nói rằng việc này sẽ cần có các điều kiện kèm theo.
"Tôi đã đề nghị với Tổng thống Putin rằng ông ấy nên thông báo một lệnh ngừng bắn ngay lập tức", ông Orban nói trong một cuộc họp báo và nói thêm rằng chính ông Putin là người đã gọi điện cho ông ấy. Ông Orban cho biết các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn chưa được thông báo về đề xuất này.
Ông Orban là một người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ và là một trong số ít các nhà lãnh đạo châu Âu có quan hệ tốt với ông Putin. Thủ tướng Hungary cho biết các cuộc đàm phán mà ông đề xuất ở Budapest sẽ tập trung vào một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, vì các cuộc đàm phán hòa bình sẽ mất nhiều thời gian hơn.
"Phản ứng của Nga nhìn chung là tích cực nhưng Tổng thống Nga nói rằng điều này sẽ cần có điều kiện kèm theo", ông nói. "Tôi không thể đàm phán để đáp ứng những điều kiện đó - lẽ ra ông ấy và tổng thống Ukraine phải đồng ý về những điều kiện đó."
Ông Orban là người chỉ trích cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, tuy nhiên ông không chỉ trích tổng thống Nga Putin.
Ông Orban cũng phản đối các lệnh trừng phạt của EU đối với các chuyến hàng dầu và khí đốt của Nga cũng như phản đối các chuyến hàng vũ khí của phương Tây qua lãnh thổ Hungary tới Ukraine.
Lí do EU chưa thể cấm vận dầu khí Nga
Theo Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell, EU vẫn chưa thể đưa lệnh cấm vận hoàn toàn đối với nhập khẩu dầu khí Nga do cuộc bỏ phiếu sẽ không thể đạt được sự nhất trí 100% từ các nước thành viên.
Theo đó, ông Borrell cho biết Hungary đã tuyên bố sẽ phủ quyết điều này. Đây sẽ là trở ngại lớn do EU cần sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên để thông qua lệnh cấm vận đối với Nga.
Đại diện cấp cao của EU cũng ghi nhận quan điểm của Budapest khi nói rằng những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt Nga - như Hungary - đang ở vị thế khó khăn.
Mặc dù vậy, ông Borell đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các quốc gia EU sớm giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga - trong bối cảnh "đồng rúp đã cho thấy khả năng kháng cự mạnhmẽ".
Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell
EU hé lộ gói trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga
Đài RT (Nga) đưa tin, Ủy ban châu Âu hôm 5/4 đã đề xuất một gói trừng phạt mới nhằm vào Moskva do cuộc xung đột quân sự ở Ukraine.
Đước biết, gói trừng phạt này sẽ bao gồm lệnh hạn chế nhập khẩu than từ Nga, các lệnh cấm vận đối với nhiều ngân hàng và quyền tiếp cận các cảng châu Âu của tàu Nga.
Tuy nhiên, Brussels vẫn tránh 2 mặt hàng nóng là dầu và khí đốt tự nhiên của Nga trong gói trừng phạt lần này.
Chi tiết về gói trừng phạt thứ 5 của EU nhằm vào Nga kể từ đầu cuộc xung đột quân sự ở Ukraine đã được công bố trong bối cảnh Nga và Ukraine đang đấu khẩu gay gắt về cái gọi là "thảm sát Bucha". Nhiều lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc trước loạt hình ảnh dân thường thiệt mạng ở thành phố Bucha của Ukraine.
Đài RT dẫn nguồn của hãng tin RIA Novosti cho biết, loạt biện pháp trừng phạt mới được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen công bố bao gồm:
- Lệnh cấm nhập khẩu (một phần) đối với than đá từ Nga trị giá 4 tỷ euro (4,4 tỷ USD);
- Lệnh cấm hoàn toàn các giao dịch với 4 ngân hàng Nga - bao gồm ngân hàng VTB;
- Lệnh cấm tàu Nga vào các cảng châu Âu - ngoại trừ mục đích giao hàng thực phẩm và năng lượng;
- Lệnh cấm 5,5 tỷ euro (6 tỷ USD) đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nga, bao gồm gỗ, xi măng, hải sản và rượu mạnh.
Các lệnh cấm vận đối với một số mặt hàng xuất khẩu của EU sang Nga trị giá 10 tỷ euro (11 tỷ USD), bao gồm các sản phẩm bán dẫn, máy móc và thiết bị vận tải, cũng sẽ được áp dụng.
Trong khi đó, gói trừng phạt mới nhất của EU không nhắc tới hai mặt hàng nóng là khí đốt và dầu mỏ của Nga, một vấn đề khiến nhiều nước thành viên chia rẽ quan điểm. Hầu hết các nước EU vốn phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga.
Nga cung cấp cho khoảng 40 nhu cầu khí đốt tự nhiên của EU, cùng với khoảng 30% nhu cầu về dầu thô và khoảng 50% nhu cầu về than đá của khối này - được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện và sản xuất điện.
Than đá là loại nhiên liệu hóa thạch duy nhất bị nhắm đến trong gói trừng phạt mới này, dù đây không phải lệnh cấm vận hoàn toàn, RT cho biết. Theo số liệu của Statista, để đưa ra lệnh cấm nhập khẩu than trị giá 4 tỷ euro (4,4 tỷ USD), EU đã nhập khẩu số than đá trị giá khoảng 2 nghìn tỷ euro (2,2 nghìn tỷ USD) của Nga trong năm 2021. Như vậy, lượng than nhập khẩu bị đòn trừng phạt mới nhắm đến sẽ chiếm khoảng 0,2%.
Các biện pháp trừng phạt bổ sung dự kiến sẽ được giới thiệu và biểu quyết sớm nhất là trong ngày hôm nay (6/4).
End of content
Không có tin nào tiếp theo