NÓNG: Tướng số 2 NATO tuyên bố cần triển khai quân đến gần Ukraine
Nga gặp khắc tinh ở Ukraine: "Bầy ong vỡ tổ" phục kích, đoàn xe quân sự 60km tan tác? / Mỹ rút tàu chiến khỏi Biển Đen trước khi Ukraine "có biến": Lầu Năm Góc giải thích ra sao?
Tướng Mỹ ủng hộ tăng quân ở Đông Âu trong bối cảnh hiện nay
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ hôm 30/3, Tướng không quân Mỹ Tod Wolters – vị tướng đứng hàng thứ 2 của NATO, cho biết liên minh quân sự này có khả năng sẽ cần gia tăng triển khai lực lượng ở Đông Âu, mà khối này thường gọi là “Sườn phía Đông” của mình.
Tướng Wolters nói thêm: “Rõ ràng luôn có sự kết hợp giữa đòi hỏi lâu dài và luân phiên, có điểm cộng lẫn điểm trừ cho mỗi phương án. Chúng ta sẽ phải tiếp tục kiểm tra các đóng góp của châu Âu để đưa ra một quyết định thông minh về phương hướng trong tương lai”.
Mỹ đã nhanh chóng gửi hàng ngàn quân tới châu Âu kể từ cuối tháng 2/2022, khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine nhằm vô hiệu hóa lực lượng quân đội của nước này, ngăn chặn khả năng Ukraine trở thành tiền đồn của NATO. Khối quân sự này từ chối bảo vệ trực tiếp Ukraine (vì Ukraine chưa phải là thành viên của họ) nhưng đã bày tỏ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của các thành viên NATO, trong đó có một số nước giáp Ukraine.
Tướng Wolters vào hôm 29/3 đã tiết lộ quy mô việc tăng quân mới. Ông này nói với giới lập pháp Mỹ rằng quân Mỹ dưới quyền chỉ huy của ông đã tăng từ con số 60.000 lên 102.000. Để dễ hình dung, theo các bút lục của Lầu Năm Góc, vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, Mỹ bố trí 305.000 quân ở châu Âu, đa phần là triển khai ở Tây Đức.
Bốn nhóm chiến đấu mới của NATO được gửi tới Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria. Bốn nhóm trước đó thì đã được triển khai ở Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia. Tổng cộng, 8 đơn vị cấp tiểu đoàn này gồm khoảng 10.000 quân.
Nga lo ngại sự tồn tại và Đông tiến của NATO
Theo một thỏa thuận năm 1997 với Nga, NATO bị cấm “cho đồn trú lâu dài các lực lượng chiến đấu chủ lực” trên Sườn phía Đông. Tuy nhiên, khối quân sự này cuối cùng vẫn duy trì được lực lượng đồn trú của mình tại đó thông qua khái niệm “triển khai luân phiên”.
Đối với Nga, việc NATO Đông tiến đã là một mối quan ngại lớn về chính sách đối ngoại kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Khối quân sự này do một số quốc gia tư bản Tây Âu thành lập năm 1949 để cùng chống lại cái mà họ gọi là nguy cơ một cuộc tiến công của Liên Xô hoặc một cuộc cách mạng XHCN ở nước họ.
Các nước XHCN ở Đông Âu, dưới sự dẫn dắt của Liên Xô, đã lập ra Khối Hiệp ước Warsaw vào năm 1955 để đối phó với NATO một khi tổ chức này kết nạp Tây Đức đã được tái quân sự hóa.
Tuy nhiên, Khối Hiệp ước Warsaw đã giải tán vào năm 1991 khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu tan rã. Các nhà lãnh đạo NATO khi ấy cam kết không mở rộng khối này sang phía Đông nữa nhưng vào năm 1999, NATO đã kết nạp các cựu thành viên của Khối Warsaw, đó là Ba Lan, Séc và Hungary.
NATO tiếp tục Đông tiến vào những năm 2000, khi Romania, Bulgaria, các nước Baltic và vài nước từng thuộc Nam Tư gia nhập khối này. Riêng các nước Baltic từng thuộc chính Liên Xô.
Trong các cuộc đàm phán gần đây về chấm dứt chiến sự Nga-Ukraine, Kiev đã gửi đi tín hiệu họ sẵn lòng từ bỏ ý định gia nhập NATO và trở thành một nước trung lập về chính trị.
Tổng thư ký NATO sốt sắng với hoạt động triển khai quân tới Đông Âu
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các nước thành viên NATO có khả năng muốn gia tăng lực lượng ở Đông Âu trong dài hạn.
Ông Stoltenberg nói với các phóng viên: “Tôi kỳ vọng các nhà lãnh đạo sẽ đồng ý củng cố vị thế của NATO trong tất cả các lĩnh vực, với sự gia tăng đáng kể cho các lực lượng ở vùng phía đông, cả trên bộ, trên không, và trên biển”.
Còn về ngắn hạn, Tổng thư ký NATO cho biết, khối sẽ gửi thêm thiết bị phòng chống vũ khí hóa học và hạt nhân cho Ukraine nhằm “giúp đỡ” quân đội nước này.
Mặc dù vậy, ông này vẫn nhấn mạnh rằng NATO không muốn trực tiếp đối đầu với Nga.
NATO thời gian qua chịu áp lực ngày càng tăng về việc tăng viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, các lãnh đạo của tổ chức này liên tục khẳng định họ không thể đáp ứng yêu cầu hàng đầu của Kiev về việc lập một vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine do khi ấy, nguy cơ đụng độ trực tiếp với quân Nga là quá lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo