Nữ Bộ trưởng Hàn Quốc có kế hoạch cải cách nếu được bầu là Tổng giám đốc WTO
Bà Yoo Myung-Hee hiện đang là một trong những ứng cửa viên sáng giá cho vị trí Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Bà cũng là nữ Bộ trưởng Thương mại đầu tiên của Hàn Quốc. Từ năm 1995, bà đã cống hiến sự nghiệp của mình để phát triển trong lĩnh vực thương mại đa phương khi phụ trách các vấn đề của WTO trong Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng thông qua vai trò là chiến lược gia FTA chủ chốt của Hàn Quốc, cho tới gần đây, là nhà đàm phán tại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), FTA Hàn Quốc-Trung Quốc và Đàm phán lại FTA Hàn Quốc-Hoa Kỳ (KORUS) trong số các sáng kiến thương mại khác. Nữ Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc là một người đổi mới, nhà đàm phán, chiến lược gia và người tiên phong trong suốt 25 năm làm việc trong lĩnh vực thương mại.
Bà Yoo Myung-Hee có nhiều kinh nghiệm sâu sắc, kĩ năng lãnh đạo toàn diện và chuyên môn sắc sảo trong việc xây dựng sự đồng thuận tới các nhiệm vụ thương mại luôn thay đổi của WTO.
Là một cán bộ thương mại tận tâm trong hơn 1/4 thập kỷ, Bộ trưởng Yoo đã có một lý lịch được minh chứng bằng các thỏa thuận thương mại được thiết kế, đàm phán và thực hiện và để phát triển các chính sách hướng tới tương lai tạo thuận lợi cho thương mại nội địa, song phương và đa phương. Bà đã dẫn dắt các phái đoàn trong vô số các đàm phán, bao gồm các đàm phán với Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu, ASEAN và nhiều hơn nữa.
Nữ Bộ trưởng Hàn QuốcYoo Myung-Hee.
Nếu bà có được vinh dự là Tổng Giám đốc mới, bà sẽ là người tiên phong giúp các Thành viên tạo ra nguồn năng lượng chính trị để phục hồi sự tin tưởng và tín nhiệm trong hệ thống thương mại đa phương.Đầu tiên và trước hết, WTO cần phải tiếp tục cải tiến và trở nên phù hợp hơn với thực tiễn kinh tế luôn thanh đổi trong thế kỷ 21. Chức năng đàm phán cần phải phục hồi để mang lại nhiều cập nhật cần thiết với sách quy tắc, trong đó trợ cấp nghề cá và thương mại điện tử cần ở đầu danh sách. Một ưu tiên khác là cần phải phục hồi chức năng hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, WTO cần phải xây dựng dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn để đạt mục tiêu bền vững và toàn diện để có thể kiên cường và đóng vai trò nhà tiên phong trong thương mại mở trong vòng 25 năm tới và hơn nữa. Ngoài ra, chúng ta nên tăng cường cơ chế giải quyết các nhu cầu và mối quan tâm tương ứng của các nước đang phát triển để họ có thể hòa nhập hoàn toàn vào hệ thống thương mại toàn cầu.
Cuối cùng nhung cũng không kém phần quan trọng, WTO cần phải nhanh nhạy hơn nữa với thách thức và bối cảnh toàn cầu, vì lợi ích của tất cả các Thành viên, một phần trong nhiệm vụ của WTO là duy trì sự ổn định và khả năng dự đoán của hệ thống thương mại đa phương và đóng góp vào nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Một ưu tiên trước mắt là điều phối nỗ lực các Thành viên nhằm tạo thuận lợi thương mại hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu và hỗ trợ sự phục hồi kịp thời trong bối cảnh đại dịch hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025