Quốc tế

Nữ diễn viên yêu của Hitler là... điệp viên Liên Xô?

Các tài liệu của tình báo Đức vừa được giải mật cho biết nữ diễn viên từng khiến Quốc trưởng Đức Adolf Hitler mê mẩn Marika Rokk có thể là một phần của mạng lưới điệp viên nổi tiếng của Liên Xô.

Iran tuyên bố xử tử điệp viên thuộc mạng lưới gián điệp của CIA / Mỹ áp thêm trừng phạt mới với Nga vì vụ cựu điệp viên Skripal

Marie Karoline Rokk sinh năm 1913 trong một gia đình gốc Hungary ở Cairo, Hy Lạp. Trong những năm tháng thơ ấu, bà sống ở Budapest rồi đến năm 1924 thì cùng gia đình chuyển tới Paris, Pháp. Tại đây, Rokk bắt đầu học nhảy và nhờ nhanh nhẹn nên sớm được nhận vào một đoàn văn công có tên Moulin Rouge.

Trong một chuyến lưu diễn tới Mỹ, Rokk có cơ hội được đứng trên sân khấu của Nhà hát Broadway nổi tiếng và bà đã quyết định ở lại Mỹ để tiếp tục học tập, nâng cao kỹ năng trình diễn của mình. Đến năm 1929, Rokk quay trở lại châu Âu tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp.

Một năm sau, bà có suất diễn đầu tiên trong bộ phim có tiêu đề “Tại sao các thủy thủ bỏ đi” do đạo diễn người Anh Monty Banks chỉ đạo diễn xuất.

Nữ diễn viên được Hitler mến mộ nhất...

Thời điểm Rokk về châu Âu cũng là lúc Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức quốc xã Joseph Goebbels với bản tính “ăn thua đủ” đang bắt tay thực hiện kế hoạch “nhào nặn” một ngôi sao màn bạc người Đức có thể cạnh tranh với những diễn viên hàng đầu của Hollywood lúc bấy giờ như Eleanor Powell, Jeanette MacDonald, Ginger Rogers hay Alice Faye, Rita Hayworth và Betty Grable.

Kế hoạch này được tiến hành sau khi Goebbels nhận ra rằng những bộ phim của Hollywood chính là một mối đe dọa tới thị trường phim ảnh nội địa của Đức và rằng Đức cần phải giành được vị trí thống trị của Hollywood trong ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc thế giới để đạt được vị trí “thượng đẳng” trên mọi lĩnh vực hay chí ít cũng là để phòng trường hợp Đức bị kéo vào một cuộc chiến tranh văn hóa với Đức và Anh.

Là một vũ công đã có kinh nghiệm biểu diễn ở khắp các sân khấu của châu Âu lại có ngoại hình quyến rũ, duyên dáng, Rokk trở thành ứng cử viên lý tưởng để bồi dưỡng thành một ngôi sao mới trong nền điện ảnh Đức. Năm 1934, Rokk chính thức được mời ký hợp đồng kéo dài 2 năm với hãng phim Universum Film AG (UFA) do Goebbels trực tiếp quản lý. Đây cũng chính là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của cô.

Năm 1940, Rokk gây sốt khi cùng lúc đóng 2 vai trong bộ phim có tên Kora Terry do ông Georg Jacoby – người về sau trở thành chồng của cô – làm đạo diễn. Cùng năm, cô bắt đầu tham gia diễn xuất trong bộ phim tuyên truyền của Đức quốc xã có tên Wunschkonzert by Eduard von Borsody. Rokk đạt đến đỉnh cao sự nghiệp vào năm 1944 với vai diễn trong bộ phim Người phụ nữ trong mơ, cũng do Georg Jacoby làm đạo diễn.

Dù chỉ 1 số bộ phim mà Rokk tham gia diễn xuất mang rõ ràng ý đồ tuyên truyền của Đức quốc xã nhưng cô cũng đã hoàn thành nhiệm vụ thu hút sự chú ý của người Đức vào diễn viên của Đức, phim ảnh của Đức; truyền cảm hứng cho người Đức theo đúng chiến lược gieo rắc vào đầu người Đức suy nghĩ “dân tộc thượng đẳng” như Joseph Goebbels mong muốn.

Theo các tài liệu, với bản tính “hám gái”, Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels khi đó vô cùng say mê Rokk và trên thực tế 2 người từng có thời gian lén lút qua lại với nhau nhưng mối quan hệ này không kéo dài được lâu do vợ của Goebbels là một người rất hay ghen còn Goebbels cũng lo sợ mối quan hệ ngoài luồng này bị phát giác.

Không chỉ Goebbels rất hài lòng với Rokk mà ngay cả trùm phát xít Đức Adolf Hitler khi đó cũng rất yêu thích cô đào này. Rokk được cho là một trong những diễn viên mà Hitler yêu thích nhất. Ngay từ năm 1940, Hitler đã đích thân gửi hoa cho cô ta để bày tỏ lòng mến mộ. Tấm bưu thiếp đề lời cảm ơn của Rokk tới Hitler đến nay vẫn đang được trưng bày tại bảo tàng điện ảnh Berlin.

Chiến tranh thế giới II kết thúc, Rokk bị cấm diễn do mối liên hệ với Đức quốc xã. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, vào năm 1947, lệnh cấm đã được dỡ bỏ. Trong nhiều năm sau đó, Rokk tiếp tục hoạt động nghệ thuật và trở thành một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất châu Âu thời kỳ hậu chiến. Sau khi người chồng đầu tiên qua đời vào năm 1964, năm 1968, bà kết hôn với diễn viên người Hungaria Fred Raul và chung sống với ông này cho đến cuối đời.

Marie Karoline Rokk.

…là điệp viên của Liên Xô?

Nhưng, theo các báo cáo tình báo mới được giải mật, tình báo Đức cho rằng Rokk trên thực tế là một thành viên của Krona – mạng lưới tình báo chịu trách nhiệm do thám và chuyển các thông tin tình báo quân sự cấp cao về cho cơ quan tình báo của Liên Xô lúc bấy giờ là KGB. Mạng lưới này do điệp viên huyền thoại của Xô Viết Yan Chernyak – người có biệt danh “người đàn ông không bóng” nhờ vào khả năng di chuyển mà không để lại bất cứ dấu vết nào – dẫn đầu.

Theo các tài liệu, Rokk bắt đầu tham gia hoạt động gián điệp cho Xô viết từ đầu những năm 1940, khi sự nghiệp của bà bắt đầu phát triển mạnh. Mạng lưới Krona ở thời kỳ đó bao gồm khoảng 35 điệp viên là những người có địa vị cao trong xã hội Đức lúc bấy giờ như các chủ ngân hàng, các quan chức quân sự, thư ký bộ trưởng… Ngoài Rokk, mạng lưới này được cho là còn có một diễn viên nữa tên Olga Chekhova.

Nhờ vào những mối quan hệ với các quan chức cấp cao nên các thành viên của mạng lưới điệp viên đã thu thập được rất nhiều thông tin quan trọng để chuyển về Nga. Trong số những tài liệu mà mạng lưới Krona đã thu thập được được cho là bao gồm các bản kế hoạch của Chiến dịch Barbarossa - chiến dịch xâm lược Xô viết do quân đội Đức Quốc xã phát động vào cuối năm 1940 và thông tin về những khí tài mà quân đội Đức dự kiến sử dụng trong Trận Kursk – một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Vẫn theo các tài liệu mới được giải mật, vai trò điệp viên của Xô Viết của Rokk thực chất đã bị cơ quan tình báo Tây Đức Gehlen – tiền thân của Cơ quan tình báo nội địa Đức hiện nay – phát hiện vào năm 1951 và được chính thức đề cập trong báo cáo của cơ quan này vào tháng 11/1951.

Các nhà phân tích phản gián của Gehlen cho rằng Rokk đã được chính người quản lý của bà là Heinz Hoffmeister tuyển mộ vào KGB. Chồng của bà – đạo diễn Georg Jacoby – cũng bị tình nghi là gián điệp cho Xô viết.

Năm 1951 là năm mà Rokk tuyên bố giải nghệ. Báo chí khi đó đưa tin bà từ bỏ sự nghiệp diễn xuất đang ở đỉnh cao vì muốn tập trung vào cửa hàng bán đồ len Thụy Sỹ ở Dusseldorf. Tuy nhiên, tình báo Tây Đức khi đó cho rằng đó thực chất là một thủ đoạn ngụy trang thông minh của bà để tiếp tục hoạt động do thám cho Xô viết.

Trên thực tế, nhóm Krona khi đó vẫn tiếp tục hoạt động tại Tây Đức. Các thành viên của mạng lưới này được cho là đã thu thập được và chuyển về Nga rất nhiều tài liệu quý về quá trình phát triển bom nguyên tử của Mỹ, đóng góp lớn vào chương trình tương tự của Liên Xô.../.

Nói về Joseph Goebbels, đây là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong bộ máy của Đức quốc xã. Nổi tiếng với câu nói:

“Một lời nói dối nếu chỉ được nói 1 lần vẫn chỉ là lời nói dối nhưng một lời nói dối được nói đến 1.000 lần sẽ thành sự thật”, Goebbels trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Đức quốc xã chính là người điều khiển cỗ máy tuyên truyền khổng lồ từ báo chí, văn chương đến phim ảnh, hội họa... “đổi trắng thay đen”, biến những thất bại của Đức thành chiến thắng.

Không may bị mắc chứng bại liệt khiến cho đôi chân bị yếu ớt và biến dạng nhưng những tài liệu mới được công bố cho thấy Goebbels là một tên vô cùng dâm đãng. Vị trí chỉ huy bộ phận sản xuất phim được Goebbels khai thác triệt để để thỏa mãn sự thèm khát tình dục của hắn, đặc biệt là trong việc dụ dỗ và ép buộc những nữ diễn viên đến thử vai cho các bộ phim, khiến hắn được đặt cho biệt danh “Con cừu đực”. Trong những cuốn nhật ký của Goebbels, người ta phát hiện tổng cộng đến 30.000 trang ghi lại những cuộc chinh phục tình dục của hắn.

Goebbels trung thành và tận tâm với Hitler đến mức sau khi trùm phát xít tự tử khi Đế chế đệ tam sụp đổ, tên này cũng đã cùng với vợ tự sát trong một căn hầm của Đức quốc xã ở Berlin sau khi đã tự tay giết chết cả 6 đứa con của mình bằng thuốc an thần và xyanua.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm