Nước NATO sát vách Belarus bất ngờ gợi ý Mỹ hành động nguy hiểm để "chặn Nga ở Ukraine"?
Toàn cảnh chiến sự trưa 3/4: Tên lửa Nga ồ ạt nã vào Ukraine, đã rõ mục tiêu bị tập kích / Ukraine mua 5.100 vũ khí chống tăng Matador: Một nước Đông Nam Á cũng tham gia phát triển
"Nếu người Mỹ yêu cầu triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan, chúng tôi sẽ có thái độ cởi mở với điều làm tăng đáng kể việc ngăn chặn Moscow này".
Tuy nhiên, khi được hỏi rằng điều này có thể xảy ra vào thời điểm nào, chính trị gia Ba Lan cho biết nó "vẫn chưa được đặt ra vào lúc này" nhưng nói thêm rằng "điều này có thể sẽ sớm thay đổi".
Phó Thủ tướng - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ba Lan ông Jarosław Kaczynski.
Ông Kaczynski cũng kêu gọi NATO thành lập một trung tâm chỉ huy mới ở Ba Lan:
"Chúng tôi muốn có một trụ sở chỉ huy hoạt động lớn của NATO ở Ba Lan giống như ở Brunssum (Hà Lan), nơi các hoạt động chung của lên kế hoạch.
Đây sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho Moscow rằng hiện đã có một cấp lãnh đạo của NATO ở phía đông".
Phó Thủ tướng Ba Lan tin rằng liên minh cần làm nhiều hơn nữa để giải quyết tình hình ở Ukraine:
"Đầu tiên là tiến hành sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Tất nhiên, điều này có thể thực hiện được khi có sự chấp thuận của Ukraine.
Và thứ hai là các nước NATO sẽ phải cung cấp các vũ khí mà (Tổng thống Ukraine) Zelensky đang tích cực yêu cầu".
Các căn cứ được cho là đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở NATO (Nguồn: Daily Mail).
Cần lưu ý rằng tuyên bố nói trên được đưa ra trong cùng khoảng thời gian tuyên bố của Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết một cuộc tấn công vào bất kỳ thành viên nào của CSTO, đặc biệt là vào Belarus, sẽ được coi là một cuộc tấn công vào Nga.
Được biết vào cuối tháng 2, một cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp đã được tiến hành ở Belarus.
Theo AFP 65,17% người tham gia trưng cầu đồng ý sửa đổi hiến pháp và 10,07% phản đối và để các điều khoản điều chỉnh hiến pháp có hiệu lực, cần ít nhất 50% số người bỏ phiếu ủng hộ.
Các sửa đổi hiến pháp được cho là sẽ mở đường cho Belarus từ bỏ quy chế phi hạt nhân được nước này theo đuổi sau khi Liên Xô tan rã.
Tổng thống Lukashenko cho hay ông có thể sẽ yêu cầu Nga trả lại vũ khí hạt nhân cho Belarus.
Đồ họa: The Sun.
End of content
Không có tin nào tiếp theo