Ông Trump cử người đàm phán “phá” bế tắc sau khi Iran gửi tín hiệu “xuống nước”
Dân châu Âu "sốc" khi vị trí kho vũ khí hạt nhân Mỹ bị lộ / Nga muốn cải biên hàng loạt ICBM R-36 Voyevoda làm tên lửa phóng vệ tinh
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul. Ảnh: Wmky.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/7 xác nhận rằng ông đã ủy quyền cho Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul phụ trách đàm phán với Iran về vấn đề liên quan tới giảm lệnh trừng phạt áp lên Tehran và yêu cầu của Washington.
“Ông Rand là một người bạn của tôi và Rand hỏi rằng liệu ông ấy có tham gia (đàm phán) được không. Câu trả lời là có và nếu những thượng nghị sĩ khác hỏi tôi để được tham gia, tôi có thể đồng ý tùy thuộc xem họ là ai. Tôi có rất nhiều người tham gia và vấn đề Iran sẽ được xử lý êm thấm”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Phát ngôn này trái ngược với tuyên bố của ông Trump chỉ một ngày trước đó rằng ông không đồng ý với yêu cầu của ông Paul được tham gia vào quá trình đàm phán.
“Tôi sẽ lắng nghe ông ấy nhưng tôi không chỉ định ông ấy. Ông ấy là người mà tôi sẽ tham khảo và tôi rất tôn trọng ông Paul. Nếu ông ấy có điều gì chia sẻ, tôi sẽ lắng nghe”.
Politico là bên đầu tiên đưa tin về việc ông Trump chỉ định ông Paul, người đã từng mâu thuẫn với các cố vấn có quan điểm “diều hâu” của Tổng thống Mỹ về cách thức tiếp cận với Iran.
Iran gửi tín hiệu “xuống nước”
Trong một diễn biến khác có liên quan, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 18/7 nói với các nhà báo ở New York, Mỹ rằng nước này có thể sẽ ngay lập tức thông qua văn bản cho phép thanh sát chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt kinh tế. Nhà ngoại giao Iran gọi đây là “sự nhượng bộ đáng kể”.
Văn bản được ông Zarif nhắc tới là Nghị định thư bổ sung cho phép các thanh sát viên Liên Hợp Quốc từ Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sử dụng nhiều công cụ hơn để xác minh rằng một chương trình hạt nhân có mục đích hòa bình hay không.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ được cho là khá “hờ hững” với lời đề nghị này vì họ muốn Iran phải làm nhiều hơn nữa, bao gồm việc chấm dứt làm giàu uranium và ngừng hỗ trợ các lực lượng vệ tinh và đồng minh tại Trung Đông. Mặc dù vậy, theo giới quan sát và các nhà cựu ngoại giao, động thái này có thể mở ra một cánh cửa mới cho phía Mỹ nếu họ muốn tiếp tục đưa Iran trở lại bàn đàm phán.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang trong vài tuần qua kể từ khi Iran làm giàu uranium vượt qua ngưỡng quy định trong hiệp ước hạt nhân năm 2015, văn bản mà ông Trump đã rút Mỹ ra từ năm ngoái.
Kể từ thời điểm rút khỏi thỏa thuận, ông Trump tiếp tục giáng các đòn trừng phạt kinh tế và Iran,
Song song với việc triển khai lực lượng và khí tài tới khu vực Trung Đông cũng như bỏ ngỏ khả năng dùng phương án quân sự với Tehran, ông Trump vẫn tuyên bố rằng Mỹ có thể sẽ sử dụng con đường ngoại giao với Iran.
End of content
Không có tin nào tiếp theo