Quốc tế

Ông Trump ở đâu khi Mỹ trải qua tuần đau thương và bạo loạn?

Tổng thống Trump dường như bận tâm hơn tới Trung Quốc, cuộc chiến với Twitter trong khi nước Mỹ trải qua một tuần đầy đau thương với làn sóng biểu tình và số người chết vì Covid-19 không ngừng tăng.

Sau Su-57, Nga sắp sản xuất máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA: Đột phá cực lớn / Mang tàu Mỹ ra dọa chiến hạm Nga trên Biển Đen, Ukraine "điếc không sợ súng"?

Ông Trump ở đâu khi Mỹ trải qua tuần đau thương và bạo loạn? - 1 Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)

Tuần qua, nước Mỹ đã đối mặt các thảm kịch liên tiếp: số người chết vì Covid-19 vượt mốc 100.000 người, cái chết của người đàn ông da màu George Floyd làm thổi bùng làn sóng biểu tình giận dữ tại Minneapolis và nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ, và 7 người bị bắn chết trong cuộc biểu tình đòi công lý ở Louisville.

Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như lại bận rộn với những việc khác: khơi mào một “cuộc chiến” công khai với Twitter, lên án Trung Quốc vì Hong Kong và cắt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - một thực thể mà Mỹ từng xem là tổ chức lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống lại các đại dịch.

Hiển nhiên, như ông vẫn thường làm, nhà lãnh đạo Mỹ đã viết hàng loạt các bình luận mới, tranh cãi trên Twitter. Ông gọi những người biểu tình ở Minneapolis “những kẻ côn đồ” và nhắc lại một bình luận phân biệt chủng tộc từ một quan chức cảnh sát Miami nhiều năm trước: “Khi cảnh cướp bóc xảy ra, súng sẽ bắt đầu nổ”. Ông thậm chí còn đăng lại một video trong đó một người ủng hộ nói rằng: “Thành viên đảng Dân chủ chỉ tốt khi đã chết”.

Nhưng ông Trump dường như im ắng về những vấn đề nhạy cảm nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông: đại dịch đã cướp đi sinh mạng của quá nhiều người Mỹ và người da màu đang sống trong sống trong nguy hiểm. Sự im ắng của ông được xem là đáng buồn và khác hẳn với các tổng thống Mỹ trước đây.

Kể từ khi nước Mỹ ra đời, người dân nước này đều trông mong vào tổng thống để được bảo vệ, an ủi, che chở, đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng. Sau khi George Washington tuyên thệ nhậm chức, ông đã được tôn vinh là “Cha đẻ chính trị và người đứng đầu một dân tộc vĩ đại” hay “Cha đẻ của đất nước”. Khi ông lãnh đạo nước Mỹ vượt qua chiến tranh, xây dựng hiến pháp và 2 nhiệm kỳ tổng thống, cụm từ đó luôn được nhắc tới. Ông không phải là người hay nói nhưng là nhà lãnh đạo có tính cách mạnh mẽ, chính trực và kiên định, điều đã trở thành "tiêu chuẩn vàng" cho một tổng thống.

 

Lincoln bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống với sự thiếu tin tưởng lớn về sự lãnh đạo của ông. Ông đắc cử năm 1860 với tỷ lệ ủng hộ thấp chưa từng có (39%), và kinh nghiệm quân đội hầu như bằng không. Nhưng qua thời gian, ông đã xây dựng mối quan hệ đặc biệt với các quân nhân, nhiều người trong số họ gọi ông là “Cha Abraham”. Các sử gia nói rằng, tính cách giản dị và sự tốt bụng, cảm thông của ông đã chuyển hóa họ. Khi tái tranh cử, các quân nhân là những người ủng hộ ông mạnh mẽ nhất.

Franklin Roosevelt được là xem là đã thu mình trong những năm đầu nhậm chức, nhưng ông đã nỗ lực chuyển mình thành một nhà lãnh đạo biết quan tâm và chu đáo. Các gia đình lao động và nhiều người da màu cho rằng họ đã có một người bạn ở Nhà Trắng.

Các sử gia phần lớn đều cho rằng Washington, Lincoln và Franklin là những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ. Họ đều được nhớ tới bởi sự cảm thông và luôn quan tâm tới đời sống của mọi người dân Mỹ. Giờ đây họ vẫn là những tấm gương.

Trong thời đương đại, các tổng thống khó duy trì quan hệ sâu sắc với số đông người Mỹ. Nước Mỹ đã bị chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, các tổng thống Mỹ gần đây đã có những khoảnh khắc đoàn kết nước Mỹ và khiến mọi người nghĩ rằng cuối cùng thì họ đều là một dân tộc. Trong nhiều trường hợp, các khoảnh khắc này có thể định hình nhiệm kỳ của họ.

Trong thảm họa nổ tàu vũ trụ Challenger vào năm 1986, các kênh truyền hình đã phát đi phát lại hình ảnh tàu vũ trụ bay lên trên không trung rồi một vụ khủng khiếp xảy ra và con tàu lập tức biến mất. Trong một thời khắc sốc và đau buồn, Tổng thống Ronald Reagan đã dùng một bài phát biểu để thay thế hình ảnh đó trong tâm trí mọi người bằng một hình ảnh khác: các phi hành gia đang vẫy chào tạm biệt. Họ đã trở thành người hùng, khi Reagan kết thúc bài phát biểu với những câu trích từ một bài thơ thời Thế chiến II: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên họ, cũng không phải lần cuối cùng chúng ta nhìn thấy họ, sáng nay, khi họ chuẩn bị thực hiện cuộc hành trình và vẫy tay chào tạm biệt, vượt qua rìa Trái đất để chạm tới Chúa”.

 

Tổng thống Bill Clinton đã tới thành phố Oklahoma sau vụ đánh bom nhằm vào một tòa nhà liên bang ở đó vào năm 1995. Ông Clinton không chỉ an ủi các gia đình một cách riêng tư mà còn làm cả nước xúc động khi ông thể hiện sự tiếc thương các nạn nhân.

George W. Bush đã đứng trên một chiếc xe cảnh sát dưới đống đổ nát của vụ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York năm 2001. Khi một nhân viên cứu hộ tại hiện trường nói anh không nghe được Tổng thống, ông Bush đã đáp lại qua chiếc loa cầm tay: “Tôi có thể nghe thấy anh. Thế giới nghe thấy anh. Và những kẻ tấn công các tòa nhà này sẽ nghe thấy chúng ta sớm thôi”.

Barack Obama đã nhiều lần bay đi bay lại tới các lễ tưởng niệm nơi các trẻ em và các nạn nhân của bạo lực súng đạn được an táng. Trong vụ xả súng tại nhà thờ Emanuel tại Charleston, bang Nam Carolina hồi năm 2015, Tổng thống Obama đã dẫn đầu lễ tưởng niệm.

Các tổng thống gần đây, Reagan, Clinton, Bush, Obama - 2 thành viên Cộng hòa, 2 thành viên Dân chủ - đã gắn kết người Mỹ lại với nhau trong những khoản khắc, để họ nhớ họ là ai và có thể trở thành người như thế nào.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm